Nhiều nhóm hàng đồng loạt tăng giá, CPI tháng 5 tăng 2,9%

LINH NGA 29/05/2021 14:00

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước.

fd

Giá xăng là một trong những nhóm hàng tăng đẩy CPI tháng 5 tăng cao.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất làm cho giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng; giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020. 

Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 0,82%.

Trong 8 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,76% (làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 27/4/2021 và 12/5/2021, trong đó bình quân giá xăng E5 tăng 440 đồng/lít so với tháng trước, giá xăng A95 tăng 370 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 450 đồng/lít. 

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm) do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93% theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó chỉ số giá điện, nước sinh hoạt lần lượt tăng 2,54% và 1,27% do nhu cầu tiêu dùng tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng Năm tăng 0,04% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm), chủ yếu do trong tháng có kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 làm chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,31%. 

Ba nhóm hàng hóa giảm giá là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,23%, nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép cũng giảm 0,01% so với tháng trước.

Cụ thể, giá gạo trong nước giảm do nguồn cung dồi dào tại các tỉnh phía Nam, bên cạnh đó giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ tiếp tục giảm cũng làm giá gạo trong nước giảm theo.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2021 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 5/2021 tăng 1,68% so với tháng trước; giảm 0,88% so với tháng 12/2020 và tăng 13,02% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 0,02% so với tháng 12/2020 và giảm 1,15% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

  • Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa tác động lên lạm phát Việt Nam như thế nào?

    Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa tác động lên lạm phát Việt Nam như thế nào?

    05:00, 23/05/2021

  • KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát

    KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát

    04:00, 08/05/2021

  • “Nét phác hoạ” quý đầu tiên của bức tranh kinh tế 2021 (Kỳ II): Cảnh báo rủi ro lạm phát và bong bóng tài sản

    “Nét phác hoạ” quý đầu tiên của bức tranh kinh tế 2021 (Kỳ II): Cảnh báo rủi ro lạm phát và bong bóng tài sản

    11:00, 22/04/2021

  • Kỳ vọng lạm phát gia tăng, giá vàng tuần tới tiếp tục bứt phá?

    Kỳ vọng lạm phát gia tăng, giá vàng tuần tới tiếp tục bứt phá?

    11:20, 11/04/2021

  • “Bóng ma” lạm phát đang quay trở lại

    “Bóng ma” lạm phát đang quay trở lại

    04:00, 04/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều nhóm hàng đồng loạt tăng giá, CPI tháng 5 tăng 2,9%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO