Nhiều quy định về vận tải đang cản trở doanh nghiệp

Hà Trang 30/08/2018 12:29

Cơ chế xin cho còn nhiều, hiệu quả quản lý chưa cao, cản trở khả năng cải tiến về công nghệ và quy trình quản lý của doanh nghiệp... chính là những tồn tại của ngành vận tải đường bộ.

Giao thông vận tải đường bộ vẫn được xem là nút thắt của nền kinh tế khi chi phí vận tải Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm cao của khu vực, sự kết nối giữa đường bộ với các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thuỷ, hàng không... vẫn còn yếu.

Nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp vận tải ô tô đã được đưa ra tại Hội thảo.

Nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp vận tải ô tô đã được đưa ra tại Hội thảo.

Quy định chưa bắt kịp thực tiễn

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế, VCCI lý giải: “Một phần nguyên nhân của thực trạng này là do sự thiếu đồng bộ giữa và các quy định về đường bộ chưa bắt kịp thực tiễn. Cụ thể, nhiều quy định trước đây được xây dựng theo hướng “đóng”, siết chặt và tăng cường vai trò quản lý trực tiếp của Nhà nước... Tuy nhiên, đến nay đã bộc lộ nhiều nhược điểm như cơ chế xin cho còn nhiều, hiệu quả quản lý chưa cao, bó chặt hoạt động sáng tạo, cản trở khả năng cải tiến về công nghệ và quy trình quản lý của doanh nghiệp”.

Vì vậy, ông Đậu Anh Tuấn đề xuất, thời gian tới, pháp luật về giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng cần phải thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI cho rằng, một số quy định về vận tải ô tô đang bộc lộ nhiều bất cập. 

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ có nhiều bất cập. Theo đó, nhiều nội dung trong các văn bản không còn phù hợp, song chưa được điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Sau Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đến các thông tư... tình hình trật tự vận tải hành khách bằng xe ô tô vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, các hình thức kinh doanh vận tải cạnh tranh không công bằng, tình trạng phát triển quá nhiều của xe hợp đồng gây nên sự lộn xộn, khó kiểm soát.

Cũng theo ông Thanh, mặc dù có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, tuy nhiên, đáng lưu ý là quy hoạch bến xe khách theo hướng đẩy bến xe ra xa trung tâm để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, những quy hoạch này chưa hợp lý. Bởi thực chất việc quy hoạch đẩy bến xe ra xa trung tâm là để lấy đất, nhằm phục vụ mục đích khác, có lợi hơn. Vì những bến xe này thường nằm ở khu vực đất vàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tranh cãi nảy lửa xung quanh Nghị định mới về điều kiện kinh doanh vận tải

    Tranh cãi nảy lửa xung quanh Nghị định mới về điều kiện kinh doanh vận tải

    16:35, 22/08/2018

  • Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá “tiến thoái lưỡng nan”

    Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá “tiến thoái lưỡng nan”

    17:00, 03/04/2018

  • Điều kiện kinh doanh vận tải:p/“Cởi” nhưng vẫn “trói”

    Điều kiện kinh doanh vận tải: “Cởi” nhưng vẫn “trói”

    17:52, 29/03/2018

Văn phản quy phạm pháp luật phải có tính ổn định

Đề xuất về những chính sách mới trong thời gian tới để đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phải kể đến kiến nghị của ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hoá Hải Phòng kiến nghị: “Các văn bản quy phạm pháp luật cần có tính ổn định và sự đồng bộ về tải trọng cầu đường để các doanh nghiệp yên tâm trong việc đầu tư lâu dài”.

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Vận tải Hàng hoá Hải Phòng cũng kiến nghị: Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ban ngành cần nghiên cứu kỹ các vấn đề có liên quan trước khi thông qua Quốc hội ban hành văn bản pháp luật. Ngoài ra, phát huy vai trò phản biện của cộng đồng doanh nghiệp thông qua VCCI, để văn bản pháp luật đi vào thực tiễn, duy trì tính ổn định trong các quy định hoặc có lộ trình thực hiện phù hợp để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Ông Đặng

Ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hoá Hải Phòng đề xuất: “Cần có tính ổn định văn bản pháp luật về hình thức vận tải ô tô".

Đồng tình với quan điểm này, đề xuất nhằm tháo gỡ một trong những khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành, ông Nguyễn Văn Chánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hàng hoá Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, quy định hoạt động kinh doanh vận tải xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hoá có tải trọng thiết kế từ 20 tấn trở lên phải cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh ghi nhận hoạt động của lái xe theo Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô là không cần thiết.

Theo lý giải của vị này, việc quy định như trên không những không hiệu quả mà còn làm tăng chi phí và người dân chính là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất. Bởi, doanh nghiệp sẽ cộng vào kinh phí vận chuyển.

Vì vậy, Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô hàng hoá Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, các cơ quan chức năng nên tập trung đưa ra biện pháp thiết thực hơn, nhằm giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều quy định về vận tải đang cản trở doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO