Nhọc nhằn bài toán truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Diendandoanhnghiep.vn Những mặt hàng có tiềm năng phát triển lớn, cà phê, trái cây, thủ công mỹ nghệ… lợi ích của truy xuất nguồn gốc hàng hóa mang lại rất lớn, song “công cuộc” truy xuất nguồn gốc, còn lắm gian nan.

Một số công ty đã áp dụng truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn ở dạng truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ AR (công nghệ thực tế ảo tăng cường) và blockchain.

Một số công ty đã áp dụng truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn ở dạng truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ AR (công nghệ thực tế ảo tăng cường) và blockchain.

Theo các chuyên gia kinh tế cho biết, trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA…) vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.

Vòng tròn khó khăn

Mặc dù vậy, nhiều thách thức đặt ra với truy xuất nguồn gốc của từng ngành hàng. Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, nhưng theo ông Đỗ Xuân Hiền, Chánh văn phòng Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), trong vài năm gần đây vấn đề truy xuất nguồn gốc cà phê bước đầu mới nhận được sự quan tâm của chính quyền và doanh nghiệp. Hệ thống mã số vùng trồng mới được thí điểm tại 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) vào giữa năm 2019.

Một số công ty đã áp dụng truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn ở dạng truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ AR (công nghệ thực tế ảo tăng cường) và blockchain. Trong khi đó, doanh nghiệp cà phê đối mặt với nhiều khó khăn: ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh; 90% cà phê xuất khẩu thô; doanh nghiệp chưa quan tâm tới quy trình bảo quản, chế biến, thương hiệu… Sở hữu diện tích cà phê ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, khó khăn trong truy xuất nguồn gốc. Dù một số doanh nghiệp lớn đã có quan hệ chặt chẽ với người dân, tạo vùng nguyên liệu nhưng đa số chưa tạo được sự liên kết từ khâu đầu đến xuất khẩu.

Cũng không ngoại lệ, ông Nguyễn Văn Hòa, Viện Cây ăn quả miền Nam lấy dẫn chứng từ những tồn tại của chuỗi cung ứng mặt hàng xoài. Theo ông Hòa, các tồn tại trong khâu sản xuất và tiêu thụ xoài hiện nay đó là diện tích trồng phân bố hầu hết tại các hộ gia đình, quy mô nhỏ nhưng thiếu liên kết giữa những người trồng. Thiếu liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng xoài, giữa doanh nghiệp và người buôn bán xoài, mạnh ai nấy làm khiến chất lượng xoài kém… Điều này khiến quy trình sản xuất không thống nhất, chất lượng cung ứng không đồng đều giữa các hộ trồng xoài, gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc.

Khác với mặt hàng xoài, cà phê, ngành hàng thủ công mỹ nghệ lại có khó khăn riêng. Theo ông Nguyễn Huy Thông, Phó Giám đốc Công ty Ngọc Động (Hà Nam), truy xuất nguồn gốc còn rất mới với hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều khó khăn trong thực hiện. Bởi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu có quá nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ, hộ gia đình, không có hóa đơn đầu vào hợp lệ. Có ít các nhà cung cấp hóa chất, nguyên liệu được chứng nhận phù hợp.

Hơn nữa, có quá nhiều mã hàng hóa, quy trình sản xuất đa dạng, nhiều hồ sơ, khó khăn trong lập và theo dõi mã truy xuất. Đặc biệt, chi phí đánh giá và chứng nhận cao. Chi phí tư vấn khảo sát cho các chứng chỉ lựa chọn từ 30-70 triệu, thậm chí chi phí mỗi lần đánh giá khoảng 800-1.200 USD.Trong khi đó, yêu cầu của thị trường rất cao.

Đơn cử như để sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đưa vào hệ thống Walmart, đòi hỏi nhà máy sản xuất sản phẩm có duy trì hồ sơ chứng minh các nguyên liệu thô được thử nghiệm cho các chất có nguy cơ cao, các hợp chất dễ bay hơi và phù hợp với các quy định về pháp lý, an toàn ở nơi sản phẩm được bán không? Nhà máy có duy trì các hồ sơ chứng minh rằng tất cả các nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm đựng thực phẩm sẽ tuân thủ theo “các nguyên liệu tiếp xúc thực phẩm phù hợp” của FDA không?...

Hay với hệ thống phân phối của Tesco, yêu cầu nhà máy có hệ thống đảm bảo tất cả nguyên liệu thô được truy xuất theo số lô hoặc số đơn hàng. Nếu sản phẩm hoàn thiện có sử dụng mã truy xuất, phải có thủ tục để truy xuất nguồn gốc từ sản phẩm hoàn thiện ngược lại lô nguyên liệu hoặc bao bì sử dụng.

Ràng buộc doanh nghiệp – nông dân

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay nhiều thị trường yêu cầu cao về tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Ông Hiền cho biết, Vicofa đang xây dựng thời kỳ thứ 2 của ngành cà phê là nâng cao tỷ lệ cà phê chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu, do đó vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm càng quan trọng.

Tuy nhiên, hiện có quá nhiều hộ nông dân sở hữu vườn trồng còn manh mún, nhỏ lẻ nên tập huấn cho nông dân khó khăn. Việc ứng dụng công nghệ cao của người nông dân còn hạn chế. Trong khi đó, việc xin cấp phép mất rất nhiều thời gian. Với việc chứng nhận cà phê bền vững thì chi phí cao, khi có được chứng nhận thì đầu ra khó. Tổng sản lượng cà phê của Việt Nam hiện mới đạt chứng nhận bền vững khoảng 55-60%.

Do vậy, đại diện Vicofa cho rằng, cần những chương trình truy xuất nguồn gốc tự động tránh tình trạng cà phê Việt Nam luôn bị ép giá như hiện nay. Nếu giải quyết được nguồn gốc sẽ chứng minh được chất lượng cao của cà phê Việt Nam. Cần kêu gọi các doanh nghiệp cùng liên kết với nông dân xây dựng mã vùng trồng cà phê. Đồng thời giảm thời gian, chi phí cấp chứng nhận, chứng chỉ; đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê…

Bộ NN&PTNT cần giúp xây dựng những vùng nguyên liệu có chứng chỉ như cho mây và tre. Bộ Công Thương, VCCI hỗ trợ đơn giản thủ tục xin cấp C/O, xem xét đến nguồn đầu vào từ nông dân, hộ gia đình.

Ông Hòa bổ sung, mỗi hộ nông dân sản xuất với quy trình khác nhau nên chất lượng khác nhau do vậy khó bán. Vì thế, ông Hòa cho rằng, cần thành lập HTX nhằm liên kết các hộ lại với nhau. HTX sẽ phổ biến với từng xã viên cùng 1 quy trình sản xuất, cho ra sản phẩm chất lượng đồng đều. Viện Cây ăn quả miền Nam tư vấn cho người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có hiểu biết nhất định, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm.

Dưới góc độ ngành hàng thủ công mỹ nghệ, ông Thông cho rằng, Bộ NN&PTNT cần giúp xây dựng những vùng nguyên liệu có chứng chỉ như cho mây và tre. Bộ Công Thương, VCCI hỗ trợ đơn giản thủ tục xin cấp C/O, xem xét đến nguồn đầu vào từ nông dân, hộ gia đình. Tạo lập mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu hợp chuẩn và kết nối với các nhà sản xuất. Đặc biệt, cần tạo phần mềm quản lý, đơn giản hóa hồ sơ trong sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhọc nhằn bài toán truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713612922 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713612922 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10