NHNN cho biết, ngành ngân hàng đã giảm lãi hơn 21 nghìn tỷ để hỗ trợ gần 6 triệu khách hàng trong gần 6 tháng qua, trong đó riêng nhóm Big 4 giảm trên 16,5 nghìn tỷ.
BIDV giảm lãi suất cho vay cho khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19
Theo báo cáo Kết quả giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, từ 15/07-31/12/2021, có 16 ngân hàng thuộc Hiệp hội ngân hàng đã tham gia giảm lãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tổng số tiền lãi đã giảm là 21.244 tỷ đồng, hỗ trợ gần 6 triệu khách hàng.
Theo đó, chỉ tính riêng khối Big 4 (BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank) đã giảm hơn 16.534 tỷ tiền lãi, chiếm 78% số lãi đã giảm, đây cũng là khối miễn giảm lãi nhiều nhất trong danh sách.
Trong nhóm này, Agribank là ngân hàng giảm lãi nhiều nhất cho các khách hàng, với 5.512 tỷ tiền lãi đã được miễn giảm. Đáng chú ý, ngân hàng này cũng đứng vị trí số 1 về hỗ trợ nhiều khách hàng nhất trong báo cáo trên, hỗ trợ đến gần 60% số khách hàng trong danh sách. Tiếp là Vietcombank với tổng số lãi đã miễn giảm là 4.635 tỷ, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-5,8%, hỗ trợ được 270 nghìn khách hàng trong lần này. BIDV xếp vị trí thứ 3 trong danh sách với 4.128 tỷ tiền lãi miễn giảm, 453 nghìn khách được nhận hỗ trợ.
VietinBank là ngân hàng giảm ít lãi nhất trong khối Big 4, giảm 2.259 tỷ đồng. Tuy có số lãi giảm ít nhất trong khối nhưng VietinBank lại là ngân hàng giảm lãi cho nhiều khách hàng nhất trong 3 ngân hàng TMCP thuộc khối này (Vietcombank, BIDV, VietinBank), với gần 968 nghìn khách hàng được hỗ trợ, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-1%.
Nhóm Ngân hàng TMCP tư nhân như Ngân hàng TMCP ACB có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 859 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 302.282 tỷ đồng cho 127.931 khách hàng; Ngân hàng TMCP Quân đội- MBB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 640 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 136.484 tỷ đồng cho 104.464 khách hàng.
Ngân hàng VPBank ghi tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 605 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 214.312 tỷ đồng cho 274.518 khách hàng; Ngân hàng TMCP Techcombank với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 539 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 96.445 tỷ đồng cho 2.396 khách hàng...
Ngân hàng TMCP HDBank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 302 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 53.350 tỷ đồng cho 18.835 khách hàng; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 287 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 79.237 tỷ đồng cho 58.552 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 246 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.121 tỷ đồng cho 32.697 khách hàng; Ngân hàng TMCP Hàng Hải: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 185 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 55.080 tỷ đồng cho 4.233 khách hàng và Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 47 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.134 tỷ đồng cho 8.966 khách hàng...
Nỗ lực giảm lãi suất và thuế phí theo chương trình phục hồi
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, ngành ngân hàng đã vào cuộc rất sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngay khi dịch bùng phát, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành yêu cầu các tổ chức tín dụng tạm thời chưa chuyển nhóm nợ, sau đó ban hành chính thức Thông tư 01/2020/TT-NHNH về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đến nay thông tư đã thay đổi tới lần thứ 3, mới đây nhất là Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 01. Hiện các hoạt động hỗ trợ hiện nay mà ngành ngân hàng đang làm, bản chất là doanh nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp, giảm lãi giảm phí.
Riêng thời gian thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hệ thống ngân hàng đã hỗ trợ các doanh nghiệp đã cam kết sẽ tiếp tục giảm trong đợt dịch nếu bùng phát. Ông Hùng cho rằng, các tổ chức tín dụng phải loại rủi ro cho các doanh nghiệp khi được cơ cấu nợ, cùng với đó phải trích dự phòng rủi ro 30% ngay từ đầu năm 2021, do đó các nhà băng hy sinh lợi nhuận để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và khách hàng...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2022, tăng trưởng tín dụng còn kéo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng?
11:50, 07/02/2022
Ngân hàng thuộc nhóm Big 3 có lãnh đạo tuổi Dần đang làm ăn ra sao?
05:15, 06/02/2022
“Cánh én” báo hiệu Xuân về từ cổ phiếu ngân hàng
05:00, 02/02/2022
Bước chuyển chính sách tiền tệ và số hóa của các ngân hàng năm Nhâm Dần 2022
05:30, 01/02/2022