Nvidia trở thành công ty vốn hóa lớn nhất thế giới cho thấy, tầm quan trọng tuyệt đối của chip, trung tâm dữ liệu đối với tương lai nền kinh tế toàn cầu.
>>3 lợi thế giúp Nvidia thống lĩnh thị trường bán dẫn
Lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới, một công ty chuyên về bán dẫn trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất, đó là Nvidia - được sáng lập vào năm 1991 bởi Jensen Huang, người Mỹ gốc Đài Loan.
Cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng 3,6% vào thứ Ba tuần này, nâng vốn hóa thị trường của công ty lên 3,34 nghìn tỷ USD, vượt qua Microsoft với 3,32 nghìn tỷ USD. Đầu tháng này, Nvidia lần đầu tiên đạt vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD và vượt qua Apple.
Cổ phiếu Nvidia đã tăng hơn 170% từ đầu năm đến nay và được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nvidia chiếm khoảng 80% thị trường chip AI được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, một lĩnh vực kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, gồm những tên tuổi đáng chú ý như OpenAI, Microsoft, Alphabet, Amazon, Meta,…
Trong quý II năm nay,, doanh thu từ hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu của Nvidia đã tăng 427% so với một năm trước đó lên 22,6 tỷ USD, chiếm khoảng 86% tổng doanh thu của nhà sản xuất chip này.
Cùng thời điểm giao dịch, cổ phiếu Apple sụt giảm 1,1%, trong khi những công ty liên quan đến AI đều tăng trưởng. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng khoảng 20% nhờ nắm giữ cổ phần đáng kể trong OpenAI và tích hợp các mô hình AI của công ty khởi nghiệp này vào các sản phẩm quan trọng nhất của mình, bao gồm Office và Windows.
Nvidia là “ông trùm” cung ứng thiết bị xây dựng trung tâm dữ liệu, bao gồm chip đặc chủng, hệ thống phần cứng máy chủ. Với sự bùng nổ trung tâm dữ liệu, phục vụ nhu cầu kinh doanh, quản trị ngày một lớn hơn, đã mang đến cho Nvidia tốc độ phát triển chưa từng thấy.
Wedbush Securities, công ty tư vấn tài chính có trụ sở tại Los Angeles đánh giá: “Chip GPU của Nvidia thực chất là vàng, là dầu mỏ mới trong ngành công nghệ, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng nhanh chóng đi theo con đường này với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ”.
>>Nvidia đầu tư vào Indonesia: Việt Nam đáng lo ngại?
Thành tựu của Nvidia nói riêng và lĩnh vực bán dẫn nói chung, đã cho thấy thế giới chính thức vào đường đua kinh tế số, ở đó dữ liệu mới là tài nguyên đắt giá nhất, nhưng để biến dữ liệu thành lợi nhuận cần có chất bán dẫn.
Nhu cầu về chip, trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo dần thay thế tư liệu sản xuất cũ. Ví dụ, hệ thống máy tính không được tích hợp chip AI không thể nào “hòa nhập” xử lý tác vụ đòi hỏi thực hiện hàng triệu phép tính trong vòng 1 giây. Do vậy, không thể điều khiển được quá trình sản xuất với quy mô và tốc độ lớn hơn gấp nhiều lần.
Sức mạnh của Nvidia hiện nay tương tự như vị thế thống trị của các công ty phát minh công nghệ tự động hóa trước đây; hoặc xa hơn là sự ra đời của máy hơi nước, động cơ đốt trong - thay thế hoàn toàn sức lao động cơ bắp.
Nói cách khác, vai trò càng lớn trong chuỗi cung ứng bán dẫn càng có lợi thế thay đổi diện mạo nền kinh tế, tệ hơn - nếu không bắt kịp sẽ không thể “kết nối toàn cầu”. Mọi kế hoạch, chiến lược “không chất bán dẫn” đều bị bỏ lại phía sau.
Có thể bạn quan tâm
CEO Nvidia: Ưu tiên năng suất hơn là kiểm soát
00:30, 13/06/2024
Nvidia quá mạnh, thị trường nào cho những kẻ phía sau?
03:30, 28/05/2024
Chip AI thế hệ mới sẽ lật đổ GPU của Nvidia?
03:00, 24/05/2024
Nvidia đầu tư vào Indonesia: Việt Nam đáng lo ngại?
04:00, 16/04/2024
Nvidia khó thống trị ngành bán dẫn trong dài hạn?
02:30, 14/03/2024
3 lợi thế giúp Nvidia thống lĩnh thị trường bán dẫn
03:30, 29/02/2024