Ô nhiễm không khí "khủng khiếp": Người dân cần làm gì để "tự cứu mình"?

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày qua, bầu trời Hà Nội luôn trong tình trạng mịt mù từ sáng tới trưa. Trong lúc chờ cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, người dân cần làm gì để "tự cứu mình"?

Hà Nội chiếm đầu bảng ô nhiễm

Nếu đối chiếu số liệu chất lượng không khí từ ngày 29/11 - 13/12, có thể thấy, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội có xu hướng tăng hơn so với tuần trước (từ ngày 30/11-6/12).

Đặc biệt trong các ngày từ 10 - 13/12 chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày tại Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300).

Giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 tại các thành phố từ đầu tháng 12 tới nay, nhìn chung, có xu hướng tăng.

Bầu trời Hà Nội mờ mịt, đặc quánh bụi mịn những ngày qua

Bầu trời Hà Nội đặc quánh bụi mịn những ngày qua

Nhìn lại trong những ngày qua, có thể thấy, từ 7/12 đến 12/12, tại Hà Nội, Việt Trì, Phú Thọ, Tp Hồ Chí Minh đã ghi nhận giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép.

Riêng tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần.

Theo phân loại, giá trị Giá trị AQI trong khoảng từ 201 đến 300 cảnh báo tới sức khỏe, có nghĩa là mọi người có thể gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu AQI trị giá hơn 300 cảnh báo ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Chỉ số AQI cao đồng nghĩa với ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được.

Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài.

Chỉ số AQI từ 201 – 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm, trên 300 là thang màu nâu, ở ngưỡng nguy hại, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà. 

 

Có thể tử vong vì ô nhiễm không khí

Theo các chuyên gia y tế, các hạt bụi mịn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về hô hấp thậm chí là tử vong ở những người bị bệnh tim và phổi.

Những tác động này có liên quan đến cả phơi nhiễm ngắn hạn (thường là khi tiếp xúc với ô nhiễm trên 24 giờ, nhưng cũng có thể ngắn chỉ khoảng một giờ) và phơi nhiễm dài hạn (thời gian tính theo năm).

Các nhóm nhạy cảm về ô nhiễm hạt bao gồm những người bị bệnh tim hoặc phổi (bao gồm suy tim, bệnh động mạch vành, hen suyễn và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính), người lớn tuổi (có thể bị chẩn đoán bệnh tim hoặc phổi) và trẻ em.

Nguy cơ đau tim và nguy cơ khác do ô nhiễm hạt có thể bắt đầu sớm nhất là giữa những năm 40 ở nam giới và giữa những năm 50 ở nữ giới.

Trao đổi với Lao động, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết: "Ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch..."

Theo ông Giáp, trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn.

Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.

Là người trực tiếp tiếp nhận điều trị bệnh cho nhiều bệnh nhân, bác sĩ Trịnh Minh Trang, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho biết: “Chúng tôi cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân tới khám và được chẩn đoán các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da tiếp xúc dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa tăng lên rõ rệt".

Theo bác sĩ Trang, ô nhiễm không khí có thể làm khởi phát hoặc nặng lên một số bệnh như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mày đay, lão hóa da, rám má, xạm da. Đặc biệt, tình trạng này còn làm cho một số bệnh da kém đáp ứng điều trị và dễ tái phát nặng lên, kéo dài, khó điều trị hơn.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu do khói bụi, khí thải như NO2, CO, SO2, tạo thành các bụi mịn (dạng lỏng hoặc rắn) có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng 1/40 hạt cát. Chúng rất có hại cho sức khỏe, dễ dàng xuyên qua hàng rào bảo vệ da vốn rất mỏng.

Người dân cần làm gì để "tự cứu mình"?

Trước thực trạng ô nhiễm không khí nặng nề và kéo dài, mới đây, lần đầu tiên, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí.

Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Đồng thời, vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, với những người hút thuốc lá, nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống, nên trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas.

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡngngười già cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt hơn.

Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng; tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Theo Bộ y tế, trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời đồng thời tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Khi nói đến chất lượng không khí, nguy hại nhất là bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano.

Trong đó bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác.

Bụi PM2.5 có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng... có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen...

Trường hợp nhẹ là hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí tử vong.

Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh…

Để hạn chế bụi mịn, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khẩu trang y tế, khẩu trang vải thông thường chỉ ngăn được bụi thô, không ngăn được bụi PM2.5.

Chỉ có khẩu trang N95 và một số khẩu trang đặc biệt khác với kết cấu màng siêu lọc mới ngăn được loại bụi min này. Tuy nhiên khẩu trang N95 khá đắt và đeo vào hơi khó thở nên ít người sử dụng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết Hà Nội từ nay tới 18/12, trời chủ yếu nhiều mây, không mưa; sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng đêm và sáng sớm trời rét. Khoảng ngày 19 và 20/12, khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra mưa và mưa rào.

Còn theo Tổng cục Môi trường, khoảng thứ tư tuần này (ngày 18/12), Bắc bộ nói chung và khu vực Hà Nội mới có mưa. Do đó, Tổng cục Môi trường dự báo, trong một vài ngày tới, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức xấu.

Tổng cục Môi truường khuyến cáo, mọi người kể cả học sinh nên hạn chế vận động và tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, đeo khẩu trang chống bụi PM2 khi đi ra đường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí "khủng khiếp": Người dân cần làm gì để "tự cứu mình"? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713522934 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713522934 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10