Trong 5 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chỉ ghi nhận Đà Nẵng trong top 5, còn 3 tỉnh TP là Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ “dậm chân tại chỗ”, thậm chí, TP HCM rời khỏi top 10 tụt xuống vị trí thứ 14.
Với 73,40 điểm trong PCI 2019, tăng 3,04 điểm so với năm 2018, Quảng Ninh lần thứ 3 giữ ngôi quán quân Bảng xếp hạng PCI. Điều đáng nói, trong khi nhiều địa phương có nỗ lực thay đổi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI thì nhóm 5 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đa số chững lại.
Theo đó, ngoại trừ Hải Phòng có sự tăng bậc từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 10, còn lại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ vẫn giữ nguyên vị trí trong bảng xếp hạng với thứ bậc lần lượt là vị trí thứ 9, vị trí thứ 5 và vị trí thứ 11.
Đáng lưu ý, trong nhóm này, chỉ có duy nhất Đà Nẵng còn nằm trong top 5. Thậm chí, TP HCM đã rời khỏi top 10 và tụt xuống vị trí thứ 14 của bảng xếp hạng PCI.
Bên cạnh đó, báo cáo PCI 2019 cũng cho thấy một số tín hiệu tích cực trong xếp hạng giữa các địa phương. Cụ thể, xu hướng hội tu điểm số PCI giữa các tỉnh sau 15 năm thực hiện PCI. Khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và tỉnh đứng cuối của điểm số PCI hay điểm số PCI gốc ngày càng thu hẹp; xu hướng cải thiện tích cực được duy trì.
Trong khi những cải thiện của nhóm tỉnh đứng cuối là tín hiệu đáng mừng thì dường như thành tích cải cách của nhóm tỉnh đứng đầu PCI mới dừng lại ở các lĩnh vực dễ cải cách. Các tỉnh đứng đầu cần tiếp tục phát huy sáng kiến để cải cách các lĩnh vực điều hành nhiều thách thức hơn.
Cũng cần lưu ý đến hiện tượng cải thiện điểm số PCI theo thời gian khá chậm của một số tỉnh đứng đầu PCI, vốn là những điểm đến đầu tư quan trọng. Một mặt, điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp vẫn đánh giá cao các cải cách hướng đến giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, như giảm các rào cản gia nhập thị trường, giảm gánh nặng thủ tục hành chính.
Mặt khác, việc thiếu vắng các chính sách và thiết chế phù hợp để giải quyết các thách thức điều hành kinh tế phức tạp hơn, ví dụ như vấn đề tiếp cận thông tin hay chi phí không chính thức, sẽ khiến các tỉnh đứng đầu khó phát huy hết tiềm năng phát triển của địa phương.
Tuy nhiên, không gian cải thiện cho chính quyền các địa phương vẫn còn rất lớn, đặc biệt là việc tăng cường minh bạch thông tin đấu thầu, mua sắm công và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, đặc biệt là thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quyết định chủ trương đầu tư…
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đánh giá, chỉ số PCI 15 năm qua có vai trò quan trọng thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, qua đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế của điều hành kinh tế cấp tỉnh, thông qua những thực tiễn tốt tại các địa phương. Đã có 12.429 doanh nghiệp từ 63 tỉnh/thành trên cả nước tham gia điều tra PCI 2019, trong đó 1.583 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Qua 15 năm thực hiện điều tra PCI (2005-2019), hơn 141.000 lượt doanh nghiệp phản hồi điều tra PCI, gồm 125.160 doanh nghiệp dân doanh và gần 15.850 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
11:47, 05/05/2020
10:56, 05/05/2020
10:13, 05/05/2020
09:30, 05/05/2020
12:03, 05/05/2020
13:13, 05/05/2020