Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 7 có thể sẽ có sự phân hóa rõ nét khi kinh tế vĩ mô chưa có nhiều dấu hiệu tích cực.
>> Tiềm năng tăng giá cổ phiếu vẫn còn
Việc Chủ tịch Công ty APEC bị truy tố khiến thị trường nháo nhào, mặc dù APEC với hệ sinh thái API, APS và IDJ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên TTCK Việt Nam. Có lẽ vụ việc này đánh động đến giới đầu cơ, khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) bán ròng mạnh, thậm chí bán sàn với số lượng khớp lênh cực lớn như GEX (chiếm 7% vốn) hay VIX (10% vốn)…
Tuy nhiên, những cổ phiếu cơ bản lại trở thành nhóm hấp thụ dòng tiền chuyển qua. Rất nhiều cổ phiếu nhóm này tăng mạnh như FPT, DGC,… Chính vì vậy, thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Sau sự kiện trên có thể nhận thấy rằng dòng tiền trên thị trường vẫn khá tích cực. Tuy nhiên, thị trường vẫn thể hiện mức độ kiểm soát rủi ro tương đối chặt chẽ, có nghĩa là NĐT sẽ nhanh chóng hạ tỷ trọng rủi ro ngay lập tức khi có biến.
Thống kê cho thấy khá nhiều cổ phiếu tăng 100% sau 6 tháng, trong đó nhóm ngành chứng khoán dẫn đầu. Nhóm cổ phiếu tăng khoảng 30-50% cũng chiếm tỷ trọng gần như 70% số lượng cổ phiếu. Thậm chí, nhóm cổ phiếu đang chịu nhiều áp lực nhất là nhóm ngành bất động sản cũng có rất nhiều mã tăng giá. Trong đó, 3 cổ phiếu đang có nhiều vấn đề với dòng tiền như NVL, PDR, DIG cũng tăng lần lượt 50%, 70% và 100% kể từ đáy đầu tháng 3/2023.
Việc TTCK tăng như hiện nay có lẽ nằm ngoài dự liệu của nhiều người nếu nhìn vào tình hình kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng GDP quý 2/2023 có thể cũng chưa có nhiều khả quan. Vì thế, TTCK tháng 7 hẳn sẽ có sự phân hóa một cách rõ nét nhất. Theo đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt sẽ diễn biến tích cực. Ngược lại, cổ phiếu của doanh nghiệp có KQKD kém khả quan sẽ khó giữ được giá.
Có thể bạn quan tâm