Phục hồi kinh tế - Doanh nghiệp chờ gì từ các gói hỗ trợ?

Diendandoanhnghiep.vn Trước hàng loạt khó khăn thách thức từ tác động của dịch bệnh COVID-19, theo các chuyên gia, để kích thích doanh nghiệp phục hồi, các gói hỗ trợ liên quan đến gia hạn, khoanh nợ là vô cùng cần thiết…

Theo số liệu kinh tế - xã hội tháng 8 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới là 680 doanh nghiệp. Cụ thể, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng này là 6.441 doanh nghiệp và số doanh nghiệp thành lập mới là 5.761 doanh nghiệp. Tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng có 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, cao hơn đến 3.900 doanh nghiệp.

Đáng nói, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường tính đến thời điểm này, đã có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng gần 26%; hơn 30.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

chuyên gia cho rằng, để kích thích doanh nghiệp phục hồi, các gói hỗ trợ liên quan đến gia hạn, khoanh nợ là vô cùng cần thiết - Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, để kích thích doanh nghiệp phục hồi, các gói hỗ trợ liên quan đến gia hạn, khoanh nợ là vô cùng cần thiết - Ảnh minh họa

Trước thực trạng đã nêu, theo các chuyên gia, bài toán phục hồi sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới đang còn quá nhiều khó khăn bởi dư âm của dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt quệ. Từ đó, rất cần có các chính sách thiết thực kịp thời, cùng sự can thiệp của Nhà nước để doanh nghiệp có đủ “ô xy” trong giai đoạn chuyển trạng thái.

Thông tin với báo chí, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết, hiện nhiều chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống, gói hỗ trợ cho vay 16.000 tỷ đồng gần như không có được kết quả bao nhiêu, trong khi gói hỗ trợ 26.000 tỷ dù đã cho các doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đến 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh thành phố, nhưng vẫn là quá ít trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp cần hỗ trợ.

Theo ông Tuấn, gói kích thích hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời nhất hiện nay vẫn là việc gia hạn nợ, khoanh nợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ. Cụ thể, cần thực hiện miễn, giảm thuế, lùi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh, miễn, giảm các nghĩa vụ đóng góp, chú ý đến khoanh nợ cho các doanh nghiệp bị tác động nặng nề.

“Cùng với đó, cần cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn; thuận lợi hóa tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; miễn giảm thuế trong đó có thuế VAT ở một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề và có tầm quan trọng để doanh nghiệp có thời gian phục hồi”, ông Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng lưu ý, cần tập trung cắt giảm chi phí logistics, chi phí vận chuyển, chú trọng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và giá thành vận chuyển, rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu container; tiếp tục cắt giảm các loại phí, chi phí đối với các hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu.

cần có các chính sách thiết thực kịp thời, cùng sự can thiệp của Nhà nước để doanh nghiệp có đủ “Ô xy” trong giai đoạn chuyển trạng thái - Ảnh minh họa

Cần có các chính sách thiết thực kịp thời, cùng sự can thiệp của Nhà nước để doanh nghiệp có đủ “ô xy” trong giai đoạn chuyển trạng thái - Ảnh minh họa

Cũng theo ông Tuấn, cần coi các khu công nghiệp là các thành trì cần được bảo vệ và duy trì sản xuất, ngăn chặn để đảm bảo dịch không xâm nhập và lây lan tại các khu công nghiệp và một vài trọng điểm kinh tế. Bảo vệ và duy trì sản xuất các khu công nghiệp là bảo vệ uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về phục hồi chuỗi cung ứng, từ đó giữ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Thực tế, theo các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh phục hồi sau dịch, rất cần phải có một khung chiến lược phát triển hoàn toàn khác để nhận dạng được các động lực phát triển mới, từ đó định hình lại cơ cấu kinh tế. Đồng thời, cần quan tâm đến các chính sách về bảo trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách cho các nhóm yếu thế, vì vậy, các gói chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò then chốt.

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, thời gian qua, việc kéo dài thời gian giãn cách đã khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng gặp phải những khó khăn tài chính trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, những yêu cầu về sản xuất “3 tại chỗ”; “hai cung đường một điểm đến” đã và đang làm chi phí của doanh nghiệp tăng cao, kết hợp với nguồn cung lao động khan hiếm đã khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Từ đó, PGS.TS. Phạm Hồng Chương cho rằng, cần tập trung giải quyết các nút thắt trong lưu thông, tạo thông thoáng cho luồng vận chuyển huyết mạch hàng hóa. Nhanh chóng áp dụng hộ chiếu vắc-xin để tạo nguồn “lao động xanh” trong toàn xã hội, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn cung lao động và cho phép doanh nghiệp tự chủ nhiều hơn.

“Cùng với đó, tăng cường hỗ trợ sự phục hồi của mạng lưới logistics và có chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, lãi suất, mặt bằng các khoản phí, lệ phí khuyến khích doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên vật liệu”, PGS.TS. Phạm Hồng Chương chia sẻ.

Các chuyên gia cũng đề xuất, có thể nghiên cứu chính sách cho phép chuyển lỗ về trước, hoặc chính sách cấp bù chi phí (doanh nghiệp bỏ chi phí, Nhà nước sẽ hỗ trợ tăng thêm bằng giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp), điều này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, giảm căng thẳng cân đối luồng tiền, chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế - Doanh nghiệp chờ gì từ các gói hỗ trợ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714137802 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714137802 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10