Phục hồi kinh tế nhìn từ thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Các trung tâm kinh tế lớn ở Châu Âu, Mỹ và Đông Bắc Á đã cho thấy tín hiệu phục hồi. Đó là kết quả của hàng loạt biện pháp trong vòng một năm trở lại đây.

 Thái Lan đang áp dụng “Hộp sản xuất” để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thái Lan đang áp dụng “Hộp sản xuất” để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kinh nghiệm quốc tế

Ngoài các gói hỗ trợ lên tới 11,4% GDP, Thái Lan đang áp dụng sáng kiến “Hộp sản xuất” trong những nhà máy trên 500 công nhân tại những trung tâm công nghiệp lớn. Điều kiện vận hành “Hộp sản xuất” là doanh nghiệp phải có một bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở cách ly dự phòng, tổ chức đưa đón công nhân, xét nghiệm 7 ngày/lần...

Trong khi từ giữa năm 2020, khu vực đồng tiền chung Châu Âu “xả cửa” cho các nhà băng ào ạt cấp vốn cho doanh nghiệp. Qũy bình ổn EU đã bơm vào thị trường tương đương 3,4% GDP của Châu Âu trong vòng 1 năm.

Riêng nước Đức vạch ra lộ trình 3 bước: (1) Ngân hàng Tái thiết sẵn sàng cấp vốn; (2) hoãn thuế doanh nghiệp, thu nhập cá nhân; (3) nếu chuỗi cung ứng gián đoạn, doanh nghiệp đóng cửa, Đức sẽ áp dụng các biện pháp tương tự như sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Trung Quốc nỗ lực tạo ra những “vùng xanh” và quyết liệt giữ màu sắc này, dù rất tốn kém tiền bạc để xét nghiệm định kỳ hàng loạt. Càng về sau, Trung Quốc càng nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng và dập dịch khi tỷ lệ lây nhiễm còn rất nhỏ… Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế.

Việt Nam cần tăng tốc

Việt Nam đã chính thức phát động “sống chung với dịch bệnh”. Những ổ dịch lớn nhất đã nới lỏng giãn cách, có phương án đón người lao động trở lại làm việc. Nhưng từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có một số nhiệm vụ cần tăng tốc.

Thứ nhất, Việt Nam chủ yếu dựa vào các biện pháp hoãn, giãn thuế trong khi các nước khác lại tập trung vào hỗ trợ tiền mặt và giảm thu ngân sách. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tiếp cận các gói hỗ trợ, đồng thời nên tăng gấp đôi các khoản hỗ trợ bằng tiền để đạt tỷ lệ thu nhập thay thế khoảng 60%, ngang với mức bảo hiểm thất nghiệp cho lao động ở khu vực chính thức.

Thứ hai, đối với gói hỗ trợ tín dụng mới, cần có cơ chế bảo lãnh phù hợp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tín dụng, vì với tình hình khó khăn hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không đủ điều kiện tiếp cận tín dụng.

Thứ ba, thay vì “bao cấp” nguồn lực xét nghiệm, nên giao cho doanh nghiệp chủ động tự thực hiện, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cơ chế chính sách và giám sát. Dĩ nhiên, cần tối đa hóa nguồn lực xã hội để tìm kiếm nguồn vaccine.

Thứ tư, nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn... để tạo thêm không gian kinh tế trong nước...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế nhìn từ thế giới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713967048 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713967048 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10