Quân sự hóa ở Biển Đông: Trung Quốc nói không đi đôi với làm

Diendandoanhnghiep.vn Hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trái ngược với tuyên bố trước đây của nước này.

>> Bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Việt Nam và các nước quanh Biển Đông không đơn độc

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt hoạt động quân sự hóa, không có hành động gây gia tăng ở khu vực, duy trì điều kiện thuận lợi, tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS”, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi trong buổi họp báo thường kỳ chiều 7/4.

Trước đó, hãng thông tấn AP hôm 22/3 dẫn lời Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cho biết Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất 3 trong số vài hòn đảo mà nước này bồi đắp trái phép tại Biển Đông.

Nhìn vào những gì đang diễn ra, Trung Quốc đang tính từng bước dần dần kiểm soát Biển Đông khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn”, đòi chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông. Du Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 20/3. Ảnh: AP.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 20/3. Ảnh: AP.

Thực tế, quá trình quân sự hóa không ngừng diễn ra thời gian qua. Những Đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ thập là ba trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Các thực thể còn lại là đá Gaven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma và đá Châu Viên… Những hòn đảo này được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm và chống máy bay, thiết bị laser và làm nghẽn sóng, cũng như tiêm kích.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tập trận quy mô lớn ở phía bắc quần đảo Trường Sa và bắn thử tên lửa từ những thực thể nhân tạo họ bồi đắp trái phép.

>> Biển Đông: Biển chưa yên, sóng chưa lặng

>> Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

Còn nhớ, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từng ngang nhiên nói ở Đối thoại Shangri-la rằng: “Trung Quốc là một quốc gia lớn, nhưng chúng tôi không bắt nạt các nước nhỏ hoặc yếu hơn bằng quy mô hoặc sức mạnh của chúng tôi… Trung Quốc có quyền lắp đặt vũ khí trên các đảo nhân tạo để đối phó với các mối đe dọa ở Biển Đông”.

Thế nhưng, Trung Quốc có “bắt nạt” các nước nhỏ hay không thì thực tế đã chứng minh và cộng đồng dư luận quốc tế cũng quá rõ. Thậm chí rất nhiều quốc gia đã chính thức lên tiếng phản đối những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, mà tâm điểm là các thực thể tại hai quần  đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Đô đốc John Aquilino  nói: “Các thực thể đó có chức năng mở rộng khả năng tấn công của Trung Quốc ra ngoài bờ biển của họ. Họ có thể cho tiêm kích và oanh tạc cơ xuất kích, cộng thêm khả năng tấn công bằng tên lửa”.

Ông Gilang Hambara - chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc CSIS Indonesia từng cho biết: “Trung Quốc đã vi phạm nhiều điều khoản trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Philippines đã kiện Trung Quốc và Toà trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết, bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc. Song, sau đó Trung Quốc đã hoàn toàn không tuân thủ phán quyết của PCA, tiếp tục các hành động trái phép như xây đảo nhân tạo, phá huỷ môi trường và tuyên bố về đường chín đoạn. Có thể nói, Trung Quốc đều không tuân thủ một cách đầy đủ các quy định của UNCLOS hay PCA”.

Vấn đề đặt ra là làm sao để phán quyết của Tòa Trọng tài có ý nghĩa thượng tôn pháp luật, góp phần duy trì, phát huy hiệu lực của UNCLOS, trước hết là bằng việc không tự bôi xóa các phán quyết hay tự đồng hóa với cách giải thích và yêu sách của Trung Quốc.

Có thể nói, Trung Quốc đang sử dụng thanh thế ngày càng tăng của mình để loại bỏ hoặc thay đổi các quy tắc chung tùy ý mình, tìm cách tiếp cận các vấn đề về biển theo kiểu “sức mạnh chính là lẽ phải”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quân sự hóa ở Biển Đông: Trung Quốc nói không đi đôi với làm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714159715 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714159715 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10