Quảng Ninh: Hướng đi nào cho ngành nông nghiệp?

Diendandoanhnghiep.vn Trước thách thức lớn về quỹ đất và sự biến đổi khí hậu làm giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng đã buộc ngành nông nghiệp Quảng Ninh phải thay đổi chiến lược phát triển.

>>> Quảng Ninh: Khổ với những bãi thải của ngành than

>>> Quảng Ninh đón khách quốc tế với "du lịch luồng xanh"

Quỹ đất sản xuất nông nghiệp giảm…

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng trong tương lai Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất, chế biến, chế tạo công nghệ… đầy sôi động. Điều này sẽ kéo theo đó các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng. Chính vì vậy, nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác là rất lớn.

Công nghệ LED được ứng dụng trong sản xuất thanh long trái vụ tại Uông Bí

Công nghệ LED được ứng dụng trong sản xuất thanh long trái vụ tại Uông Bí (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Như tại thị xã Quảng Yên, giai đoạn 2016-2020, để phục vụ các đại dự án công nghiệp, đô thị... Quảng Yên đã GPMB trên 14.700ha đất, trong đó đất nông nghiệp là trên 6.300ha. Trong giai đoạn này, tính trung bình mỗi năm quỹ đất dành cho nông nghiệp của Quảng Yên bị thu hẹp trên dưới 1.000ha.

Theo dự báo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích đất ưu tiên phát triển các KCN đến năm 2025 là 9.501ha, đến năm 2030 là 14.251ha. Còn với đất đô thị mới, diện tích cần phát triển thêm đến năm 2025 là 7.294ha, đến năm 2030 là 10.941ha. Như vậy, quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp không còn nhiều. Cụ thể, đến năm 2025, tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh có khoảng hơn 460.000 ha. Con số này sẽ giảm xuống còn 307.000ha vào năm 2030.

>>> Quảng Ninh: Mở “đường tắt” Hạ Long đi Lạng Sơn

>>> Quảng Ninh: Thay ngay những nhà thầu yếu và thiếu trách nhiệm

Ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp

Để cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong điều kiện đất đai dần bị thu hẹp, hiện Quảng Ninh đang tập trung cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh; lấy ứng dụng KHCN làm khâu đột phá; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị cùng những loại hình nông nghiệp kết hợp dịch vụ, du lịch… mang lại lợi ích cho người nông dân được hình thành ngày một nhiều.

Sản phẩm dưa lưới được trồng theo quy trình công nghệ cao tại huyện Đầm Hà

Sản phẩm dưa lưới được trồng theo quy trình công nghệ cao tại huyện Đầm Hà (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Tỉnh Quảng Ninh hiện đã quy hoạch được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng được nâng cao và có chỗ đứng ổn định trên thị trường tiêu thụ. Hiện toàn tỉnh có 395ha vải (Đông Triều, TP Uông Bí), 150ha lúa (Đông Triều), gần 80ha sản xuất rau (Đông Triều, Quảng Yên, Đầm Hà…), 51ha cây có múi (Vân Đồn, Hải Hà…), trên 47ha chè (Hải Hà), 311ha na (Đông Triều) được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, thời gian tới, đơn vị sẽ chỉ đạo Trung tâm khuyến nông tích cực nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhân rộng những mô hình hiệu quả trên địa bàn. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình, chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật có tính giai đoạn, quy mô lớn gắn với các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh 4.0, các dây chuyền sản xuất, sơ chế, bảo quản,... phát huy tối đa hiệu quả các vùng sản xuất hàng hóa.

Để hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng như trà hoa vàng, rau quả, thủy sản để nâng giá trị đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, giúp mở rộng thị trường sản phẩm không chỉ trong nước mà còn “xuất ngoại” đến các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh kiểm tra quy trình trồng thanh long theo hướng hữu cơ tại Uông Bí (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh kiểm tra quy trình trồng thanh long theo hướng hữu cơ tại Uông Bí (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Theo ông Nguyễn Văn Đức - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn được chứng nhận góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu. Đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ từ 15-20% giá trị trên một đơn vị sản phẩm trở lên so với sản xuất theo phương thức thông thường.

Còn theo ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, trong đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Xây dựng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại các nhà hàng, cửa hàng và siêu thị lớn. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Đồng thời thu hút, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, gắn sản xuất nông nghiệp hữu cơ với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trên thực tế, phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mà nhiều địa phương đang lựa chọn. Quảng Ninh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh 4.0 thực sự là nền tảng quan trọng để Quảng Ninh có thể kỳ vọng phát triển mạnh nền nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh tại xã Hồng Thái Tây, TX Đông Triều. Đây chắc chắn là tiền đề quan trọng để ngành nông nghiệp Quảng Ninh phát triển bền vững trong tương lai.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Hướng đi nào cho ngành nông nghiệp? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711652185 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711652185 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10