Quảng Ninh đang đẩy mạnh nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế, chuyển dịch từ nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc vào tự nhiên sang tập trung vào các đối tượng chủ lực theo quy trình công nghiệp.
>>>Quảng Ninh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
>>>Quảng Ninh: Không để ô nhiễm môi trường các cụm công nghiệp
Từ thế mạnh
Sở hữu 250km bờ biển với trên 6.000km2 mặt nước, phần lớn các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều tiếp giáp biển. Đây được cho là lợi thế để Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản.
Từ năm 2014 đến nay, hàng loạt chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực phát triển kinh tế thủy sản đã được tỉnh Quảng Ninh ban hành. Trong đó, nuôi biển là lĩnh vực được quan tâm, chú trọng, đóng góp mạnh mẽ vào việc thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong 10 tháng năm 2022, diện tích thủy sản nuôi trồng của Quảng Ninh đạt 32.000ha (tăng 50,66% so với cùng kỳ). Trong đó, diện tích nuôi biển là 20.000ha, tổng sản lượng nuôi đạt 68.000 tấn, bằng 82% kế hoạch.
Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 18 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản; trong đó có 8 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá biển. Các cơ sở này đã sản xuất, ương dưỡng tại chỗ và cung ứng khoảng trên 2.200 triệu giống thủy sản ra thị trường trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đại diện Công ty CP thuỷ sản BNA Ba Chẽ cho biết, các đơn vị nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều rất mạnh và nuôi trồng số lượng lớn. Về phía các doanh nghiệp Quảng Ninh cũng chịu khó đầu tư công nghệ, bài bản về máy móc, ao nuôi. Đó cũng là lợi thế của các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Vì vậy, cần kết nối lại tạo thành chuỗi để gia tăng thu nhập cho người nuôi.
Còn theo ông Ngô Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Hiện nay Quảng Ninh nguyên liệu nhiều nhưng chỉ phục vụ nội địa, do đó tỉnh cần có chính sách quy hoạch, đủ điều kiện xuất khẩu nước ngoài, đó mới là yếu tố phát triển kinh tế biển.
Đến nuôi trồng biển theo hướng công nghiệp
Quảng Ninh nằm trong quy hoạch hệ thống khu kinh tế ven biển của quốc gia, có nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn...
>>>Quảng Ninh: Đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu
>>>Quảng Ninh: Bắt giữ nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái phép
Định hướng quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh tầm nhìn đến năm 2030 là tập trung vào công tác quy hoạch, phối hợp xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn, đặc biệt là chuyển nuôi biển tự phát, quy mô nhỏ sang nuôi thương mại, quy mô lớn. Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát huy hạ tầng các trung tâm sản xuất tập trung; nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường…
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi biển đạt trên 8.800ha, sản lượng nuôi biển đạt khoảng gần 60.000 tấn;100% cơ sở nuôi biển đạt điều kiện về an toàn thực phẩm có giám sát nguồn gốc sản phẩm nuôi theo quy định tại Luật Thủy sản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, tốc độ phát triển nghề nuôi biển của tỉnh Quảng Ninh hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Nghề nuôi biển vẫn còn mang tính tự phát, phương thức sản xuất thô sơ, hạ tầng nuôi yếu kém; chưa kết hợp hài hòa giữa nuôi trồng biển với du lịch biển nhất là du lịch trải nghiệm; chưa có mô hình nuôi biển công nghiệp hiện đại kết hợp du lịch có quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp với du lịch trên địa bàn tỉnh.
Các vấn đề về ô nhiễm, dịch bệnh kết hợp với những bất thường của hiện tượng biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, hạ tầng cơ sở vùng nuôi tại Quảng Ninh chưa theo kịp yêu cầu sản xuất, vẫn chưa hình thành được chuỗi giá trị sản xuất bền vững, giá thành cao, tính cạnh tranh thấp…
Để khắc phục điều này, vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, tiến hành rà soát, cập nhật, tích hợp quy hoạch vùng nuôi biển tập trung vào quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… Đặc biệt, địa phương này cũng đã tập trung chuyển dịch từ nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc vào tự nhiên, quảng canh sang tập trung vào các đối tượng chủ lực theo quy trình công nghiệp.
Theo ông Đỗ Đình Minh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Tỉnh Quảng Ninh hiện đang tổ chức sắp xếp lại hoạt động chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị, tạo chuyển biến nhanh, bền vững trong lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản. Trong đó, xác định lấy Ba Chẽ là trung tâm; từ đó hình thành các điểm chế biến thủy sản vệ tinh tại các địa phương ven biển dọc tỉnh nằm trong các KCN, CCN đã được quy hoạch.
Được biết, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường thu hút đầu tư vào thủy sản; ưu tiên các mô hình hợp tác công - tư, sản xuất theo chuỗi; chuyển đổi vật liệu nuôi trồng là hướng đi mới để Quảng Ninh phát triển ngành thuỷ sản bền vững. Chỉ tỉnh từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 3 dự án nuôi trồng thủy sản biển công nghiệp hiện đại. Trong đó có 2 dự án kết hợp dịch vụ, du lịch trải nghiệm với tổng trị giá đầu tư 250 tỷ đồng. Hiện các dự án đang trong quá trình đề xuất, lấy ý kiến thẩm định triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Có thể bạn quan tâm