Quy định giao dịch từ 300 triệu trở lên phải báo cáo – Có phù hợp?

Diendandoanhnghiep.vn Trước đề xuất các tổ chức, cá nhân giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng, mức giá trị này chưa phù hợp với tình hình thực tiễn…

>> Đề xuất chỉnh sửa hoàn thiện pháp luật về Phòng chống rửa tiền

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN, theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền.

NHNN đề xuất, quy định, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng - Ảnh minh họa: TCDN

NHNN đề xuất, quy định, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng - Ảnh minh họa: TCDN

Cơ quan soạn thảo cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2022, trong đó, khoản 2 Điều 25 của Luật này quy định: “Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”.

Từ đó, đơn vị này đề xuất, quy định, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng. Đối tượng áp dụng gồm tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Đề xuất này của cơ quan soạn thảo, ngay lập tức thu hút được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân. Trong đó, Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Vụ Thanh toán đồng ý với nội dung Dự thảo đã đề xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, mức giá trị như đề xuất của NHNN cần tiếp tục được cân nhắc, bởi chưa phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển hiện nay.

>> Sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền “lấp” khoảng trống quản lý tiền ảo 

Nhiều ý kiến cho rằng, mức giá trị đề xuất phải báo cáo được NHNN đưa ra trong Dự thảo chưa phù hợp với thực tế phát triển - Ảnh minh họa: Economy

Nhiều ý kiến cho rằng, mức giá trị đề xuất phải báo cáo được NHNN đưa ra trong Dự thảo chưa phù hợp với thực tế phát triển - Ảnh minh họa: Economy

Góp ý với đề xuất của NHNN, Bộ Quốc phòng đề nghị, nâng định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo vì định mức 300 triệu đã được áp dụng từ năm 2013, bởi đến nay giá trị tiền Việt Nam cũng như giá cả thị trường, số lượng giao dịch đã tăng rất nhiều lần.

Đồng quan điểm với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng đề nghị NHNN nghiên cứu đưa ra mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay vì 10 năm qua đã có sự phát triển kinh tế, xã hội rất lớn.

Bên cạnh những ý kiến đã nêu, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg đã được ban hành cách đây gần 10 năm. Đến nay, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi, Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) khuyến nghị ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo là 15.000 USD (tương đương 375.000.000 đồng) và cũng không khuyến nghị cụ thể đây là mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hay nhiều lần trong một ngày của khách hàng.

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc định lượng một mức giao dịch phải báo cáo sát hơn nữa so với mức khuyến nghị của FATF và nên là mức cho một lần giao dịch trong ngày.

Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi, hiệu quả, dễ thực hiện của của quy định, đối với các giao dịch được thực hiện nhiều lần trong một ngày của khách hàng gần với mức giao dịch lớn phải báo cáo nên được quy định thuộc nhóm giao dịch lớn bất thường, phức tạp mà đối tượng báo cáo phải thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Không chỉ các cơ quan, đơn vị, đại diện của một số tổ chức ngân hàng cũng đánh giá, việc Dự thảo đặt ra mức giá trị của giao dịch lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng, chưa phù hợp với thực tế phát triển và hoạt động giao dịch thanh toán hiện nay.

“Thực tế việc đặt ra một ngưỡng giá trị giao dịch để thực hiện báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền là hoàn toàn phù hợp. Nhưng với mức giá trị là 300 triệu đồng thì so với hiện trạng sự phát triển kinh tế hiện nay, mức này chưa hoàn toàn phù hợp”, đại diện ngân hàng An Bình góp ý.

Từ đó, tổ chức này đề xuất: Một là nâng cao hơn nữa mức giá trị giao dịch phải báo cáo để phản ánh đúng bản chất cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay; Hai là không quy định nội dung này. Đối tượng báo cáo sẽ thực hiện báo cáo đối với những giao dịch có yếu tố đáng ngờ khi thực hiện đánh giá, nhận biết khách hàng và giao dịch.

Được biết, trong hồ sơ gửi tới Bộ Tư pháp phục vụ công tác thẩm định, NHNN bày tỏ quan điểm giữ nguyên mức giá trị theo đề xuất đã đưa ra trong Dự thảo.

Lý giải về vấn đề này, NHNN phân tích, theo chuẩn mực của FATF, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 15.000 USD tương đương 375 triệu đồng. Mức này không phân biệt đối với tổ chức và cá nhân. Việc quy định mức 300 triệu đồng kế thừa từ Quyết định 20/2013, tuy thấp hơn mức của FATF nhưng sẽ đảm bảo chặt chẽ hơn so với khuyến nghị và có hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống rửa tiền.

“Mặt khác, quy định này góp phần hạn chế sử dụng, thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam”, NHNN viện dẫn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định giao dịch từ 300 triệu trở lên phải báo cáo – Có phù hợp? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714384557 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714384557 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10