Doanh nghiệp Việt kỳ vọng hiệp định RCEP là "vùng lánh nạn"

Diendandoanhnghiep.vn Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI cho biết, nhiều doanh nghiệp đang tỏ ra kỳ vọng lớn vào RCEP bởi sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ.

Khởi động đàm phán năm 2013, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm mục đích thiết lập nền tảng hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 nước ASEAN với các đối tác, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Hiệp định này dự kiến sẽ kết thúc đàm phán trong năm nay. Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

- Bà đánh giá thế nào về cơ hội của doanh nghiệp trong Hiệp định thương mại tự do lớn này?

Theo dự kiến, Hiệp định này dự kiến sẽ kết thúc đàm phán trong năm nay. Do đó, ở thời điểm hiện tại, tất cả mọi vấn đề mới chỉ là kỳ vọng chứ chưa phải cơ hội.

Kỳ vọng lớn vào RCEP bởi sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ, với 50% dân số thế giới; đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 30% GDP toàn cầu, 28% tổng lượng thương mại của thế giới. Đặc biệt, các thị trường này không quá khó tính, nên Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh để xuất khẩu nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.

Đây là khu vực có thể nói đang tạo ra điều kiện gần như lớn nhất cho Việt Nam để tận dụng các ưu đãi thuế quan, tạo ra sự khác biệt lớn với các hiệp định khác bởi thị trường này đang bao phủ toàn bộ hoặc gần như toàn bộ chuỗi sản xuất của nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.

Tôi có thể lấy ví dụ đơn cử như sản phẩm điện tử được nhập khẩu chíp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, sản xuất tại Việt Nam và sau đó xuất khẩu sang các nước. Dệt may cũng như vậy khi nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc rồi đến sản xuất trong nước và cuối cùng là xuất khẩu.

Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại, thương hiệu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã có chỗ đứng nhất định, đặc biệt là so với nhiều nước trong khu vực. Do đó, nếu các doanh nghiệp tận dụng được thương hiệu và khắc phục được các điểm yếu như: Tính không chuyên nghiệp, tính không đồng đều về mặt chất lượng, quy trình,... thì doanh nghiệp có thể tận dụng được các quy định từ RCEP.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ giúp ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn. Bên cạnh đó, các quy trình về hải quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại hay phải xây dựng các quy tắc chung để hạn chế, kiểm soát các hàng rào phi thuế quan cũng như giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI.

- Kỳ vọng là như vậy, nhưng Hiệp định cũng tạo ra những quan ngại nhất định, thưa bà?

Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn quan ngại về hiệp định này. Đó là, trong các nước tham gia đàm phán ký kết, có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam. Ngoài ra, các thị trường cũng có khác biệt lớn về yêu cầu chất lượng hàng hóa; nguy cơ xáo trộn, chuyển hướng thương mại, nhất là ở những thị trường mà các đối tác chưa có Hiệp định thương mại tự do chéo.

Với những vấn đề doanh nghiệp còn quan ngại hiệp định RCEP có thể không đạt được kỳ vọng về thị trường xuất khẩu, với các lý do như: các ưu đãi thuế quan không được cải thiện, việc mở cửa dịch vụ mà Việt Nam có thế mạnh còn dè dặt, các hàng rào phi thuế quan ít được cải thiện, cạnh tranh gay gắt hơn với các đối tác RCEP...

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, RCEP sẽ là “vùng lánh nạn”, không thể trông chờ vào RCEP để tránh xu hướng bảo hộ thương mại thế giới và cũng không thể trông vào RCEP để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ -Trung Quốc.

Trong quá trình đàm phán cần chú trọng đến các tiêu chí ưu tiên, các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, hay các sản phẩm mà đối tác nhập khẩu lớn, các ưu đãi thuế... để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt.

- Vậy, bà có khuyến nghị nào cho doanh nghiệp khi tham dự vào Hiệp định thương mại tự do lớn này?

Như tôi đã nói lợi ích của RCEP nằm chủ yếu ở việc hài hòa các quy tắc xuất xứ hàng hóa và thuế quan, do đó doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và đáp ứng.

Ngoài ra, RCEP sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn, không chỉ trong Việt Nam mà còn tại các nền kinh tế tham gia hiệp định này. Hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc với Nhật Bản chưa có hiệp định thương mại nào nhưng với RCEP, các quốc gia này sẽ được kết nối với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ bị gia tăng cạnh tranh tại Ấn Độ và Nhật Bản.

Do đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, để có thể hội nhập thành công các doanh nghiệp cần cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa để cạnh tranh tốt hơn.

-Trân trọng cảm ơn bà!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt kỳ vọng hiệp định RCEP là "vùng lánh nạn" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713593165 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713593165 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10