RCEP và thế khó của Mỹ ở Đông Nam Á

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/11/2020 05:00

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) phát huy hết giá trị của một FTA kiểu mới, thì “cánh cửa” tiến vào Đông Nam Á của Mỹ hẹp dần.

 RCEP sẽ tạo ra khu thương mại tự do chiếm 30% GDP và thương mại toàn cầu.

RCEP sẽ tạo ra khu thương mại tự do chiếm 30% GDP và thương mại toàn cầu.

RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, quy mô gần 27.000 tỷ USD, chiếm đến 30% GDP toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc là thành viên lớn nhất.

Khẳng định đa phương hóa

RCEP chính thức được ký kết sau 8 năm đàm phán là thành công lớn của chủ nghĩa đa phương kinh tế. Đặt trong bối cảnh siêu cường số 1 toàn cầu- Mỹ đang cổ súy cho đơn phương hóa, RCEP thực sự có ý nghĩa trên phương diện cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thứ nhất, khối kinh tế lớn nhất thế giới đủ khả năng tái lập chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy sau đại dịch COVID-19.

Thứ hai, RCEP làm tăng vai trò và vị thế của ASEAN trong những thập kỷ tiếp theo. Xét về sức mạnh “cứng” lẫn “mềm”, ASEAN không sánh bằng khu vực Đông Á, nhưng có vị trí địa chính trị và những nền kinh tế trẻ trung, năng động.

Thứ ba, RCEP đóng vai trò là “mỏ neo” giúp các quốc gia định hình các chính sách chiến lược. Bởi vì sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi lợi ích khu vực và toàn cầu bị sụp đổ, cộng hưởng với sự hiện diện của Mỹ ngày càng rõ nét, khiến nhiều nước nhỏ chênh vênh chọn lựa đứng về phía nào?.

Tuy nhiên, RCEP là một thực thể kinh tế khổng lồ, nhìn qua tất cả các FTA mà Việt Nam đã tham gia sẽ không khỏi lo ngại về những thách thức đối với các quốc gia nhỏ.

Thất bại của Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh chính sách khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á tham gia chuỗi lợi ích do họ và đồng minh xây dựng tại Châu Á-Thái Bình Dương. Về sâu xa, đây là đòn đánh nhằm cô lập Trung Quốc.

Nhưng con đường đơn phương hóa của Washington, đặc biệt sau khi ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP, chẳng khác nào tạo điều kiện cho Trung Quốc xích lại gần hơn với Đông Nam Á.

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, trong đó Nhà trắng đã làm mếch lòng các đồng minh thân cận nhất trong 4 năm qua, chẳng hạn như dọa tăng thuế EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay dùng NATO để o ép đồng minh tăng chi phí quốc phòng...

Bởi vậy, kể cả Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc cũng tự tìm kiếm trục lợi ích mới bằng việc tham gia vào CPTPP cũng như RCEP. Điều đó có nghĩa, giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ ít ra đã tìm được tiếng nói chung trong hợp tác kinh tế.

Suy ra, nếu RCEP hoạt động hết công suất với hàng chục điều khoản chặt chẽ, phát huy hết công năng của một FTA kiểu mới, thì cánh cửa tiến vào Đông Nam Á của Mỹ nhỏ dần lại.

Có thể nói, với RCEP, Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ đánh bật Mỹ ra khỏi ASEAN trong chiến lược gây ảnh hưởng bằng kinh tế. Lúc này, Trung Quốc thất thế trong cạnh tranh với Mỹ, sức mạnh của họ bị sứt mẻ nghiêm trọng. Cho nên, thắt chặt hợp tác với Đông Nam Á và Đông Á là thượng sách.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức và cơ hội với Việt Nam từ RCEP

    05:00, 20/11/2020

  • RCEP không làm trầm trọng nhập siêu cho Việt Nam

    04:00, 20/11/2020

  • RCEP và thế khó của Mỹ ở Đông

    17:04, 19/11/2020

  • Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường RCEP ra sao?

    11:00, 19/11/2020

  • Một số ngộ nhận về RCEP

    09:56, 19/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
RCEP và thế khó của Mỹ ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO