"Rộng cửa" cho xuất khẩu gạo

Diendandoanhnghiep.vn Hợp đồng tỷ USD của Vinafood 2 sang Philippines là một trong những những tín hiệu lạc quan cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước trong nâng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.

TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) vừa ký hợp đồng thỏa thuận bán 2 triệu tấn gạo cho Agrinurtue (AIN) của Philippines có trị giá gần 1 tỉ USD. Thỏa thuận này sẽ được thực hiện đến năm 2020. AIN nhập khẩu (NK) lượng gạo nói trên nhằm đáp ứng nguồn cung cho thị trường nước này và gia tăng lượng gạo dự trữ theo thỏa thuận với NFA.

Theo đó, trong mỗi quý, Vinafood 2 sẽ cung cấp cho AIN 500 ngàn tấn gạo.

Theo đó, trong mỗi quý, Vinafood 2 sẽ cung cấp cho AIN 500 ngàn tấn gạo.

Không riêng Vinafood 2, thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo dồn dập nhận nhiều tin vui. Số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp đã XK 4,534 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,287 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và 27% về kim ngạch so cùng kỳ 2017.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam khi chiếm 22,4% về lượng và 23,2% tổng kim ngạch. Tiếp đó là Indonesia (chiếm 17% về lượng và 15,8% về kim ngạch), Philippines (13,5% về lượng, 12,2% về kim ngạch)…

Đặc biệt, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy nhiều thị trường sẽ gia tăng lượng nhập khẩu, đây là cơ hội cho các nước XK gạo, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, tại Philippines, quốc gia này đang có nhu cầu nhập khẩu thêm 500.000 - 800.000 tấn gạo bổ sung kho dự trữ cạn kiệt và ổn định giá gạo trong nước.

Thực tế, do khan hiếm nguồn cung khi mà gạo NK về chậm, giá gạo ở Philippines đã tăng lên khá nhiều (tăng 9%), lên mức trung bình 42 peso/kg. Trong tháng 8 vừa qua, giá gạo bán lẻ ở Philippines tiếp tục tăng lên. Ở tuần cuối tháng 8, giá gạo xay xát kỹ đã cao hơn 11,3% và gạo xay xát thường đã tăng 15,24% so cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo ở Philippines đã lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Do giá gạo ở thị trường nội địa tăng cao, Chính phủ Philippines đã buộc phải cho phép NK khẩn cấp 132 ngàn tấn gạo. Đây là lượng gạo NK nằm ngoài hạn ngạch NK theo cơ chế tiếp cận tối thiểu (MAV) giành cho khối tư nhân.

Đồng thời, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cũng đang tính tới việc mở thầu NK lần thứ 3 trong năm nay theo cơ chế G2G (hợp đồng Chính phủ) hay cơ chế G2P (Chính phủ - Tư nhân), với khối lượng 250 ngàn tấn, để ổn định giá và duy trì tồn kho. Trên thực tế, mong muốn của NFA là NK tới 500 ngàn tấn từ nay đến cuối năm.

Thị trường các nước khác như Indonesia, châu Phi... cũng có nhu cầu nhập khẩu ở những tháng cuối năm nhằm đối phó với tình hình sản xuất suy giảm do bão lũ. 

Riêng nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, nhiều thương nhân đang xúc tiến làm việc trực tiếp với các đối tác doanh nghiệp trong nước nhằm đẩy mạnh quan hệ song phương, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu gạo lâu dài.

Nước láng giềng và là đối thủ xuất khẩu gạo mới của Việt Nam - Campuchia, sản lượng lúa gạo của nước bạn đang bị sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của lũ lụt liên tiếp. Điều này sẽ góp phần làm cho xuất khẩu gạo của nước này trong các tháng tới giảm sút. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở phân khúc cao cấp có cơ hội tiếp cận những thị trường châu Âu, Trung Quốc...

Trong khi đó, trong nước, việc Chính phủ thông qua Nghị 107/2018 mới về xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ngành sản xuất lúa gạo trong nước. Theo đó, từ tháng 9 này, việc xuất khẩu gạo không còn là sân chơi của các ông lớn mà đã chia sẻ cơ hội đến với những DNNVV.

Do đó, các chuyên gia nhận định, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với chủng loại đa dạng hơn sẽ mở ra cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đến các thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, châu Âu, châu Phi, Iraq...

Cùng với đó, những lợi thế về giá khi giảm được chi phí xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ cạnh tranh tốt với những đối thủ Ấn Độ, Thái Lan ở các thị trường châu Phi, Iraq...

Số liệu khảo sát sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa vụ hè thu vừa thu hoạch xong và vụ thu đông sắp tới có khả năng đạt hơn 23 triệu tấn, góp phần nâng sản lượng lúa cả năm đạt gần 44 triệu tấn, tăng hơn 1,2 triệu tấn so với năm 2017. Riêng khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2018, ước đạt khoảng 4,4 triệu tấn, kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD, tăng gần 7% về khối lượng và tăng hơn 22,% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Rộng cửa" cho xuất khẩu gạo tại chuyên mục Thị trường - Sản phẩm của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714143617 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714143617 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10