Samsung và hành trình "bám rễ" ở Việt Nam!

Diendandoanhnghiep.vn Hiện tại, Samsung không chỉ là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17,3 tỷ USD, họ còn mang cả “trái tim và khối óc” sang Việt Nam với nhiều sự kỳ vọng.

Có lẽ không ngẫu nhiên khi Samsung bắt tay vào xây dựng trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) lớn nhất Đông Nam Á với khoản đầu tư lên đến 220 triệu USD tại Hà Nội vào đầu năm 2020. Tất cả bước đi đã được họ tính toán một cách kỹ lưỡng trong nhiều năm trở lại đây.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, thủ đô Hà Nội. Ảnh Samsung.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung tại khu đô thị Tây Hồ Tây, thủ đô Hà Nội. Ảnh Samsung.

Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó chủ tịch Samsung Lee Jae - Yong đã có hai cuộc họp vào tháng 10 năm 2018 và tháng 11 năm 2019 khi Thủ tướng kêu gọi Samsung đầu tư vào một nhà máy chip tại đây. Và hồi tháng 10 năm ngoái, cả hai đã có một buổi hội đàm khác khi Phó chủ tịch tập đoàn Samsung có chuyến công du tới Việt Nam để thảo luận về các khoản đầu tư.

Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã rất kỳ vọng vào việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới sẽ đầu tư lớn cho hoạt động R&D. Và dù đang dần trở thành công xưởng của thế giới, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các “ông lón” công nghệ trên toàn thế giới, nhưng rõ ràng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều hoạt động đầu tư cho R&D.

Nhưng khi Samsung “chơi lớn”, đầu tư vào trung tâm R&D với quy mô lớn nhất toàn khu vực Đông Nam Á, người ta có nhiều thứ để kỳ vọng cho một tương lai công nghệ không xa của Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm cùng Phó chủ tịch Samsung Lee Jae - Yong tại Hà Nội năm 2020.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm cùng Phó chủ tịch Samsung Lee Jae - Yong tại Hà Nội năm 2020.

Theo Samsung, dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới này có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện tích xây dựng trên 11,603 m2, diện tích sàn là 79,511 m2, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Đây được coi là tòa nhà đầu tiên được “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc xây dựng ở nước ngoài, phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.

Ngoài ra, phía Samsung còn cho biết, thông qua việc xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hiện đại, Samsung sẽ đầu tư vào việc nâng tầm năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và mạng 5G.

Sau khi hoàn thành, Samsung sẽ di chuyển toàn bộ nhân lực và thiết bị của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam hiện tại ở Bắc Ninh sang chỗ mới và mở rộng quy mô nhân lực lên đến 3.000 người.

Có thể nói, việc Samsung coi Việt Nam là “cứ điểm quan trọng nhất” đã được người ta nhìn thấy từ lâu khi tập đoàn này chính thức đóng cửa các nhà máy tại Huệ Châu và Thiên Tân ở Trung Quốc vào năm 2019.

Ở vào thời điểm hoàng kim, khi Samsung đứng đầu thế giới về doanh số điện thoại thông minh, tổ hợp nhà máy ở Huệ Châu có thể sản xuất lên đến 70,14 triệu thiết bị di động trong một năm. Nhưng thị phần của họ tại Trung Quốc càng ngày càng sụt giảm trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ nội địa, gồm Xiaomi, Huawei, Oppo.

Samsung đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam.

Samsung đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam.

Trái ngược với động thái rút chân khỏi thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới, Samsung đã ngày càng mở rộng sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam.

Tại Ấn Độ, mặc dù được đánh giá là thị trường di động quy mô chỉ sau Trung Quốc với dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 780 triệu smartphone vào năm 2021, tăng gấp đôi so với năm 2016. Nhưng Việt Nam lại là một điểm đến hấp dẫn và là lựa chọn tối ưu nhất cho “gã khổng lồ” điện tử của Hàn Quốc như lời của tờ The Economist đã đánh giá.

Mặt khác, ban lãnh đạo của Samsung cũng nhiều lần khẳng định Việt Nam là “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu” của tập đoàn này không chỉ trong sản xuất mà còn trong nghiên cứu và phát triển.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, ông Choi Joo Ho đã từng khẳng định, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Hà Nội chính là biểu tượng của cam kết Samsung đóng góp vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật cho Việt Nam với lựa chọn đầu tư sâu vào nguồn nhân lực chất lượng tốt trong ngành công nghệ cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số vốn đầu tư của Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ đến từ Hàn Quốc – Samsung đổ vào thị trường và đóng góp nguồn vốn FDI cho Việt Nam là hơn 17 tỷ USD. Đáng chú ý, Samsung Điện Tử chiếm đến 9,5 tỷ USD với dây chuyện sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy đặt ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2008.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Samsung và hành trình "bám rễ" ở Việt Nam! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713519757 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713519757 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10