Siêu thương vụ bán vốn FE Credit mở ra làn sóng bán công ty tài chính giá khủng?

LÊ MỸ 02/05/2021 05:20

Ngay cả với các Ngân hàng có vốn Nhà nước khi bán vốn cổ phần cho đối tác chiến lược ngoại trên cơ sở hợp tác vĩ mô, cũng chưa đạt giá trị thương vụ như VPBank bán 49% FE Credit cho Sumitomo Mitsui...

Vì vậy, không ít người mong đợi sau cú phát pháo bán vốn khủng trở lại của VPBank, thị trường bán vốn cổ phần công ty tài chính sẽ trở nên sôi động và có giá hơn bao giờ.

Vụ bán vốn Fe Credit trị giá khủng được cho tạo đà bật đột phá lớn với VPBank trong quá trình thực hiện tham vọng mới

Vụ bán vốn Fe Credit trị giá khủng được cho tạo đà bật đột phá lớn với VPBank trong quá trình thực hiện tham vọng mới (Ảnh: TGĐ Fe Credit phát biểu tại lễ ký kết chuyển nhượng vốn)

Trên thực tế, thương vụ ký kết thỏa bán 49% vốn điều lệ  Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do SMFG sở hữu 100% vốn (là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này), là kế hoạch đã được VPBank triển khai từ năm 2020. 

Tại ĐHĐCĐ Thường niên năm 2020, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank trả lời với cổ đông liên quan FE Credit: "Đây là công ty tài chính nên có thể kêu gọi bán vốn tới 49%. Nếu ngân hàng bán 49% thì quyền lợi của ngân hàng mẹ sẽ giảm đi, nhưng khi có đối tác chiếm đến 49% thì sẽ đem lại nguồn vốn hùng hậu cho công ty, cùng với những lợi ích khác nữa. Phần vốn bán được sẽ được ngân hàng sử dụng vốn một cách tốt nhất, chẳng hạn giúp ngân hàng mẹ tăng vốn, tăng quy mô, đẩy mạnh cho vay bán lẻ, SME"...Và kế hoạch đó đi đến thành quả gần 1 năm sau. 

Chỉ có điều thương vụ nằm ngoài dự đoán về giá trị khủng được đưa ra khi trên định giá FE Credit đạt 2,8 tỷ đô la Mỹ, VPBank sẽ bỏ túi 1,4 tỷ đô la Mỹ từ 49% cổ phần trao đi. 

Một lần nữa, tầm quan trọng của thương vụ này được nhấn mạnh lại, không ngoài ý ông Dũng đã nói với cổ đông là: "Thông qua giao dịch này, FE Credit kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành, và các kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại châu Á từ Tập đoàn SMBC, đặc biệt là từ SMBCCF – công ty tài chính tiêu dùng đang dẫn đầu tại thị trường Nhật Bản. Đồng thời, giao dịch này sẽ bổ sung một nguồn vốn lớn cho VPBank, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính của Ngân hàng để nắm bắt các cơ hội đầu tư mới trên thị trường".

Mở rộng hơn, tầm quan trọng của thương vụ được giới chuyên môn đánh giá có ý nghĩa lớn đối với thị trường. Một chuyên gia cho biết:

Thứ nhất, đối với VP Bank, như chính họ khẳng định, câu chuyện nguồn vốn để nâng cao tiềm lực tài chính của ngân hàng ngay trong thời điểm cần đòn bẩy để đột phá đã được giải quyết. VPBank đã có một đòn bẩy đẹp và điều này khiến mục tiêu tăng vốn của ngân hàng "một bước lên dẫn đầu thị trường" tới 75.000 nghìn tỷ đồng gần hơn, để lại khoảng cách với cả Vietcombank trong mục tiêu tăng vốn lên trên 50.000 nghìn tỷ đã thông qua ở kì ĐHĐCĐ thường niên 2021; hay là khoảng cách gấp đôi vốn điều lệ dự kiến tăng của Techcombank. Làm được và có thể làm được từ bệ phóng bán vốn 1,4 tỷ đô, VPBank hẳn nhiên có vị thế khác.

Thứ hai, với FE Cedit, hiện là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần, cơ hội để gia tăng khoảng cách với 2 đối thủ còn lại luôn cùng nhau chia top 3 dẫn đầu là Home Credit và HD SAISON sẽ trở nên rõ ràng hơn, nếu các công ty này không có động thái mới về nguồn lực để cạnh tranh. Đây cũng là điểm sáng của chính VPBank trong tương lai khi kiểm soát và tiếp nhận lợi ích kinh tế từ công ty tài chính tiêu dùng này còn tỷ lệ cao.

Thứ ba, siêu thương vụ khẳng định: Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang được các nhà đầu tư ngoại coi trọng. Ngày càng có nhiều hơn các đối tác quốc tế, đặc biệt từ Nhật, Hàn, và một số từ khu vực châu Âu, châu Mỹ, rất quan tâm đến thị trường này, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các loại hình Fintech, P2P...Và sự siết chặt các chính sách cho vay tiền mặt, vay đầu tư trái phiếu, kiểm soát nợ... tại các công ty tài chính tiêu dùng. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam đang tăng khoảng 30% năm. Sức tăng trưởng cùng với tương đồng văn hóa - đi cùng là sự tương đồng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam là vùng trũng đối với dòng vốn Nhật Bản, Hàn Quốc, khiến tài chính tiêu dùng Việt thu hút các đối tác từ các quốc gia này trong những năm gần đây. 

Thị trường có 16 Công ty tài chính, trong đó 6 đơn vị là thành viên của các ngân hàng lớn. Một số ngân hàng chưa bán vốn công ty tài chính như SHB, MSB, đang kì vọng vào các thương vụ tới đây. (Ảnh: Giao dịch tại SHB Finace)

Thị trường có 16 Công ty tài chính, trong đó 6 đơn vị là thành viên của các ngân hàng lớn. Một số ngân hàng chưa bán vốn công ty tài chính như SHB, MSB, đang kì vọng vào các thương vụ tới đây. (Ảnh: Giao dịch tại SHB Finance)

Nhưng, yếu tố thứ ba và giá trị thương vụ đối với sự đề cao triển vọng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, lại không hoàn toàn đồng nghĩa hứa hẹn rằng, sẽ có những thương vụ bán vốn khủng tỷ đô tiếp theo ở khu vực bán vốn công ty tài chính. 

Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính, phân tích: Cần nhớ lợi thế của FE Credit, sự lựa chọn hướng đi và văn hóa cùng nền tảng "văn hóa kinh doanh" của VPBank đã hậu thuẫn để FE Credit lớn mạnh. Hiện FE Credit có 20.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc, và trên 13.000 nhân viên. Với việc cho các khoản nhỏ lẻ, FE Credit đặc biệt tập trung phục vụ phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thấp - là phân khúc chưa được các Ngân hàng ưu tiên phục vụ - nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của phân khúc khách hàng này và góp phần đẩy lùi sự phụ thuộc của họ vào hoạt động “tín dụng đen”. Theo thông tin từ ngân hàng VPBank, đến nay, FE Credit đã phục vụ gần 11 triệu người dân Việt Nam thông qua các sản phẩm và dịch vụ cho vay tín chấp của mình.

"Có nghĩa rằng bên cạnh thị phần lớn, FE Credit đã có sẵn một dữ liệu lớn khách hàng của mình và cả của VPBank cùng mạng hệ sinh thái mà ngân hàng đang nỗ lực tạo ra thông qua hợp tác cùng các đối tác, điển hình như BE Grooup và chiến lược Open API Banking. Giá trị lớn của FE Credit trong bối cảnh mới chính là dữ liệu khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, cùng năng lực cùng dịch vụ sẵn có. Điều này các công ty tài chính top sau khó có thể cạnh tranh. Do đó nếu có các thương vụ bán vốn kế tiếp, việc định giá chắc chắn sẽ không thể đưa đến những con số khủng như trường hợp VPBank đã làm được với SMBC", ông Hoàn nói.  

Trên thị trường tài chính tiêu dùng hiện tại, nếu như Home Credit là công ty tài chính 100% vốn ngoại, thì HD SAISON - liên tục so kè trong top dẫn đầu, cũng đã bán vốn 49% cho đối tác Nhật Credit SAISON và đang để ngỏ kế hoạch IPO công ty tài chính này. Nhưng thị trường vẫn còn nhiều rất nhiều công ty tài chính với các thương vụ đang ở giai đoạn tìm đối tác - đàm phán như: MSB muốn bán 50% vốn tại Công ty tài chính FCCOM, mà thương vụ dự kiến bán cho đối tác ngoại trước đó là Hyundai Card đã đổ bể và ngân hàng này đang phải đàm phán lại với đối tác khác. SHB dự kiến bán vốn tại Công ty Tài chính Ngân hàng SHB (SHBFC). Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển nói rằng ngân hàng đã lựa chọn được 2, 3 đối tác lớn, đồng thời dự kiến năm 2021 sẽ thoái vốn thành công.

Con đường mua lại, nuôi để bán của các ngân hàng đối với các công ty tài chính, nhìn chung, vẫn đang có giá và hứa hẹn sôi động. 

Có thể bạn quan tâm

  • VPBank thu bao tiền từ bán vốn FeCredit?

    VPBank thu bao tiền từ bán vốn FeCredit?

    05:00, 29/04/2021

  • TS. Cấn Văn Lực: Dư địa phát triển tài chính tiêu dùng còn lớn

    TS. Cấn Văn Lực: Dư địa phát triển tài chính tiêu dùng còn lớn

    11:05, 25/03/2021

  • “Bùng nổ” tài chính tiêu dùng cầm đồ

    “Bùng nổ” tài chính tiêu dùng cầm đồ

    11:30, 03/09/2020

  • Siết giải ngân tiền mặt, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ thu hẹp?

    Siết giải ngân tiền mặt, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ thu hẹp?

    11:01, 07/04/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Siêu thương vụ bán vốn FE Credit mở ra làn sóng bán công ty tài chính giá khủng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO