Sửa đổi Nghị định 65/2022 – Giải pháp kịp thời để “cứu” trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ đưa ra khuôn khổ pháp lý mới, một số đề xuất trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 còn được cho là giải pháp kịp thời để “cứu” thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

>> Trái phiếu doanh nghiệp: Áp lực thanh khoản trong 12 tháng tới

Theo đó, sau công điện của Thủ tướng Chính phủ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023.

Bộ Tài chính đã đưa ra 4 giải pháp trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để lấy ý kiến. Cụ thể: Đề xuất hoãn nâng chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thêm một năm; Lùi thời hạn bắt buộc xếp hạng tín nhiệm khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu khối lượng lớn thêm một năm; Cho phép doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn trái phiếu đã phát hành thêm tối đa 2 năm; Lùi thời hạn áp dụng quy định về thời gian phân phối trái phiếu về sau 2024. 

Bộ Tài chính đã đưa ra 4 giải pháp trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ - Ảnh minh họa: Internet

Bộ Tài chính đã đưa ra 4 giải pháp trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để lấy ý kiến - Ảnh minh họa: Internet

Trước đề xuất đã nêu, các chuyên gia nhận định, những giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra sẽ giúp doanh nghiệp phát hành “dễ thở” hơn để bước qua giai đoạn khó khăn hiện tại và hy vọng Dự thảo sớm được thông qua để thị trường trái phiếu phục hồi ngay trong năm 2023 tới.

Thực tế, theo dữ liệu được Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong 11 tháng của năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng giảm mạnh 60% và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 56% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng phát hành trái phiếu riêng lẻ tiếp tục giảm, khi tháng 11/2022 chỉ có 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ được ghi nhận, với giá trị 1.934 tỷ đồng.

Đáng chú ý, thời gian qua, các doanh nghiệp đã cấp tập đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Thống kê của VBMA cho thấy, các doanh nghiệp đã mua lại gần 164.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, sẽ tiếp tục có khoảng 308.622 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, tạo sức ép lớn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều kênh huy động vốn đang bị “tắc nghẽn”.

Theo các chuyên gia, Dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022 đề cập việc lùi thời gian đáo hạn trái phiếu tối đa là 2 năm; cho phép chuyển đổi hoặc bổ sung tài sản khác sẽ giúp doanh nghiệp có dư địa để xoay xở. Như trước đây, doanh nghiệp bảo đảm cho trái phiếu phát hành bằng cổ phiếu, nay có thể bổ sung bằng bất động sản hoặc tài sản khác, đây là “khoảng mở” cho doanh nghiệp phát hành mới thuận lợi hơn.

>> Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo chuyên gia, những đề xuất được đưa ra trong Dự thảo

Theo chuyên gia, những đề xuất được đưa ra trong Dự thảo sẽ giúp doanh nghiệp phát hành “dễ thở” hơn để bước qua giai đoạn khó khăn hiện tại - Ảnh minh họa: BTN

Thông tin với báo chí, TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, các điều kiện khó đáp ứng và cần thời gian để thị trường thích nghi, được lùi thời gian áp dụng sang năm 2024, phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu hiện tại.

“Nếu đề xuất hoãn nâng chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 1 năm được thông qua, nhà đầu tư cá nhân sẽ có thêm thời gian chuẩn bị cho tiềm lực tài chính. Đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản khó khăn, việc này rất cấp thiết”, ông Nghĩa bày tỏ.

Bên cạnh đó, cho ý kiến về quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình 2 tỷ đồng tối thiểu trong 180 ngày, không bao gồm tiền đi vay tại Nghị định 65/2022.

Vị chuyên gia này đánh giá, nếu không lùi thêm thời gian, quy định này có thể làm giảm số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, vô tình dẫn đến giảm cầu trên thị trường. Trong khi đó, các vụ việc xử lý vi phạm trên thị trường thời gian qua như Tân Hoàng Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông… đã giúp người dân nâng cao ý thức, hạn chế việc mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà không quan tâm đến những rủi ro khi sở hữu.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, việc lùi thời hạn bắt buộc xếp hạng tín nhiệm thêm một năm được Bộ Tài chính đưa ra cũng sẽ giúp giảm điều kiện phát hành cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, theo quy định của Nghị định 65/2022, từ ngày 01/01/2023, các doanh nghiệp có tổng giá trị trái phiếu huy động trong 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, việc lùi quy định này tới đầu năm 2024 như đề xuất trong Dự thảo sửa đổi, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian để đáp ứng các tiêu chí về xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp cũng sẽ đỡ mất một khoảng thời gian nhất định và không tăng thêm chi phí.

Bên cạnh những nhận định đã nêu, TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 được thông qua không chỉ ảnh hưởng tích cực lên thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tích cực sang thị trường cổ phiếu. Và là “tin tốt” với các doanh nghiệp bất động sản.

“Thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tốt lên khi doanh nghiệp không phải bán bất động sản giá thấp để thu tiền trả nợ”, vị chuyên gia này đánh giá.

Theo ông, những doanh nghiệp này sẽ có thêm thời gian và nhiều lựa chọn hơn để cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ, từ đó có thể hạn chế khả năng vỡ nợ.

“Nếu Dự thảo được thông qua, chỉ trong vòng 1-2 quý tới, thanh khoản thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại”, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trở lại vị thế vốn có, một số ý kiến trước đó cũng cho rằng, bên cạnh việc dời lịch áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe về điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp hay xếp hạng tín nhiệm, thì câu chuyện quan trọng hơn vẫn phải là lấy lại được niềm tin của giới đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa đổi Nghị định 65/2022 – Giải pháp kịp thời để “cứu” trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081972 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081972 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10