SỬA GẤP LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 (KỲ XIV): Hoàn thành sửa đổi trong năm 2022

Diendandoanhnghiep.vn Đó là thông tin được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết về công tác xây dựng Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung đang rất được mong chờ.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai sửa đổi, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành luật vào quý IV/2021; xây dựng hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và trình Chính phủ trong thời gian từ quý IV/2021 đến quý I/2022. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào quý IV/2022, chậm nhất là quý II/2023.

Các chồng chéo trong Luật Đất đai 2013 đang trở thành rào cản cho sự phát triển của thị trường bất động sản. (Một dự án của CĐT GP.Invets tại Phú Thọ qua đến 5 “đời” Chủ tịch tỉnh vẫn bị “tắc” liên quan đến Luật đất đai 2013)

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện đang tập trung nguồn lực, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, tìm ra, đánh giá những chồng chéo với các Luật liên quan, xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó Bộ sẽ đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập để hoàn thiện pháp luật về đất đai; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện, phản ánh đúng thực tế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững; tăng nguồn thu từ đất đai phục vụ cho đầu tư phát triển; giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.

Theo các chuyên gia, Luật Đất đai 2013 tại thời điểm ra đời đã là bước đột phá mạnh mẽ trong việc thể chế hóa, tạo thuận lợi cho việc hình thành thị trường bất động sản phát triển ổn định. Bộ Luật này đã giải quyết tốt những hạn chế bộc lộ từ giai đoạn thị trường bất động sản khủng hoảng trong các năm 2009-2012 và mở ra giai đoạn tăng trưởng tốt của thị trường từ 2014-2020.

 Doanh nghiệp đã có nhiều loạt bài kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai.

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có một chuyên đề kiến nghị sửa gấp Luật Đất đai

Tuy nhiên, xuất phát từ sự biến chuyển mạnh mẽ của thực tế phát triển như sự xuất hiện của một số loại bất động sản mới (căn hộ du lịch – condotel; văn phòng kết hợp lưu trú – officetel; nhà phố thương mại – shophouse, homestay; farmstay;…) đã và đang đặt ra những bất cập liên quan đến các quy định pháp lý về đất đai, thị trường bất động sản mà trong đó chủ yếu là liên quan đến Luật đất đai 2013. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp cũng đang “mắc cạn” vì các quy định được phản ánh là bất cập trong Luật Đất đai 2013.

Việc sửa đổi Luật đất đai 2013 được các chuyên gia nhận định là mấu chốt để giải quyết một số vướng mắc, chồng chéo liên quan đến nhiều Luật khác đang đặt ra trong thực tiễn.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quy định về hệ thống pháp luật của Việt Nam, cụ thể là dựa trên Luật đất đai 2013 hiện nay còn 11 điểm xung đột không thể không sửa ngay, nếu không sửa sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

GS Đặng Hùng Võ chỉ ra hiện các doanh nghiệp “không có cửa” để tiếp cận đất đai khi phát triển các dự án về nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao do khi nhận chuyển nhượng xong của các hộ gia đình, cá nhân và của các tổ chức khác thì lại phải xin Nhà nước thuê đất, hay nói cách khác, chi phí đất đai là gấp đôi.

Một loạt bất cập khác trong Luật đất đai 2013 mà các Luật khác ra đời sau vẫn chưa thể điều chỉnh được, vẫn tiếp tục phải chờ được GS Võ chỉ rõ như việc các dự án FDI cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, cơ chế xây dựng - chuyển giao (BT), xử lý tài sản gắn liền với đất trong dự án bị thu hồi,…

Đồng quan điểm trên, theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học QGHN, Phó Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc sửa đổi Luật đất đai 2013 là một vấn đề khá bức thiết và rất quan trọng khi nó sẽ giúp xử lý những những tồn tại có liên quan đến lĩnh vực đất đai như trong hàng loạt Luật khác như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản; Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, Luật Quy hoạch,…

Trong khi đó, về phía các doanh nghiệp bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT GP Invest cũng chia sẻ mong mỏi sớm sửa Luật Đất đai 2013 như “nắng hạn chờ mưa”.

Cũng theo ông Hiệp thì trong lộ trình xây dựng dự thảo Luật đất đai sửa đổi sắp tới, để Luật thực sự gắn với thực tiễn, giải quyết được những “niềm đau” của doanh nghiệp thì rất cần cần sự tham gia góp ý mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SỬA GẤP LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 (KỲ XIV): Hoàn thành sửa đổi trong năm 2022 tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713875772 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713875772 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10