Sửa Luật Thủ đô: Cần làm rõ phạm vi áp dụng

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 02/12/2023 04:00

Đánh giá cao về những vấn đề được Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất, thế nhưng, góp ý hoàn thiện, nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) cần làm rõ phạm vi áp dụng…

>> Sửa Luật Thủ đô: Cần cụ thể các nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô

Như đã thông tin, nhằm thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bám sát 9 nhóm nội dung chính sách được Chính phủ thông qua quy định chi tiết; cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển quy định của Luật Thủ đô năm 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm và luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

Đồng thời, Dự thảo Luật (sửa đổi) cũng đề xuất những chính sách đặc thù vượt trội, tạo cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, đồng nghĩa với các quy định chính sách tại Dự thảo khó tránh khỏi những xung đột với các văn bản luật hiện nay và trong tương lai.

nhằm thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bám sát 9 nhóm nội dung chính sách được Chính phủ thông qua - Ảnh minh họa

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bám sát 9 nhóm nội dung chính sách được Chính phủ thông qua - Ảnh minh họa

Trước vấn đề đã nêu, đánh giá tổng thể về Dự án Luật, nhiều ý kiến thống nhất với các đề xuất được đưa ra, thế nhưng, để hoàn thiện và tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng khi Dự thảo Luật (sửa đổi) được thông qua, không ít ý kiến cũng cho rằng, cần làm rõ phạm vi áp dụng.

Theo đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng, thứ nhất, về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại Điều 41, không nên chỉ giới hạn tại khu công nghệ cao. Bởi, việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu công nghệ cao có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ, bởi có một số công nghệ cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu quả.

Ví dụ, robot giao thức ăn tự hành cần có nơi, có cư dân sinh sống, bán thức ăn để thử nghiệm cho thức ăn đến nhà dân trong khi tại các khu công nghệ cao có rất ít người dân sinh sống. Nếu chỉ cho phép thử nghiệm trong khu công nghệ cao có rất ít nhu cầu đặt hàng do đa số nhân viên tại các công ty phải ăn trong căng tin…

>> Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết bổ sung quy định về quy hoạch đô thị ven sông

Góp ý hoàn thiện, nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ phạm vi áp dụng - Ảnh minh họa

Góp ý hoàn thiện, nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ phạm vi áp dụng - Ảnh minh họa

Thứ hai, cần làm rõ phạm vi áp dụng. Hiện tại, khoản 2 Điều 41 dự thảo Luật chưa làm rõ việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Cụ thể tại điểm a chỉ ra các giải pháp công nghệ mới nhưng lại giới hạn ở khu vực công khu công nghệ cao. Giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất vi mạch điện tử tích hợp, điện tử linh hoạt, chip bán dẫn vật liệu mới nhưng chỉ được thực hiện trong khu công nghệ cao.

Điểm b nêu địa điểm thử nghiệm mà không đề cập cụ thể đến lĩnh vực công nghệ cần thử nghiệm tại các khu thúc đẩy thương mại và văn hóa ở một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, du lịch, dịch vụ, văn hóa mà không rõ lĩnh vực thử nghiệm là gì.

Do đó, vị đại biểu này đề nghị chỉnh lý khoản 2 và bổ sung khoản 3 quy định riêng về địa bàn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cũng như bổ sung một số lĩnh vực công nghệ, cụ thể như: Lĩnh vực áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Điểm a quy định, các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất vi mạch điện tử tích hợp chế tạo tự động hóa, điện tử linh hoạt, chip bán dẫn, vật liệu mới, các giải pháp, biện pháp giảm phát thải carbon ứng phó với biến đổi khí hậu. Điểm b quy định, các giải pháp trong công nghệ số trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường và đô thị thông minh.

Thứ ba, địa bàn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và tại khu công nghệ cao, tại các khu vực thúc đẩy thương mại và văn hóa ở một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, du lịch văn hóa, tại khu vực có đông đối tượng sử dụng thử nghiệm mà giải pháp công nghệ hướng tới.

Về thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, đại biểu Nguyễn Duy Minh đề nghị bỏ cụm từ “quy định tại khoản 1 Điều 25 của luật này” và biên tập lại, cụ thể theo hướng: “thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, được huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách để đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện cơ chế thử nghiệm có kiểm soát do UBND TP. Hà Nội quyết định thành lập”…

Còn theo đại biểu Tráng A Dương – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định Luật Thủ đô có nội dung khác với các quy định cùng vấn đề tại các Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội đang có hiệu lực; quy định cơ chế mới có tính đặc thù khác so với các nguyên tắc chung về áp dụng của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể, không đương nhiên áp dụng quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành sau nếu có nội dung khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề. Trong trường hợp này, theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), việc áp dụng quy định của Luật Thủ đô hay áp dụng quy định của Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội ban hành sau phải được xác định cụ thể ngay trong từng Luật và Nghị định, Nghị quyết đó.

Dự thảo Luật cũng quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải rà soát các quy định của Luật Thủ đô. Nếu có quy định thuận lợi hơn so với Luật Thủ đô thì phải thống nhất ý kiến với chính quyền TP. Hà Nội trong việc xác định áp dụng quy định này theo Luật Thủ đô hoặc áp dụng theo Luật, Nghị quyết đó.

“Tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung bảo đảm thực thi nội dung này trong trường hợp giữa các bộ, ngành thuộc Chính phủ không thống nhất ý kiến được với chính quyền TP. Hà Nội thì xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc một cơ quan nào đó quyết định”, đại biểu Tráng A Dương bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Thủ đô: Cần cụ thể các nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô

    Sửa Luật Thủ đô: Cần cụ thể các nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô

    04:00, 30/11/2023

  • Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết bổ sung quy định về quy hoạch đô thị ven sông

    Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết bổ sung quy định về quy hoạch đô thị ven sông

    04:00, 28/11/2023

  • Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

    Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

    04:00, 27/11/2023

  • Đánh giá toàn diện 10 năm thi hành Luật Thủ đô

    Đánh giá toàn diện 10 năm thi hành Luật Thủ đô

    00:06, 27/11/2023

  • Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc các chính sách về liên kết và phát triển Vùng Thủ đô

    Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc các chính sách về liên kết và phát triển Vùng Thủ đô

    04:00, 26/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Thủ đô: Cần làm rõ phạm vi áp dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO