Tăng trưởng các quý sau năm 2018 sẽ giảm dần

Thy Hằng 30/03/2018 09:30

Mô hình tăng trưởng truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn duy trì được trong năm 2018. Trong đó tăng trưởng theo từng quý cũng như luỹ kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần.

Sáng nay (30/3), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018, tại Hà Nội.

Hai kịch bản cho tăng trưởng

Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định với nhiều tín hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt mức 7,38%, đây là mức cao nhất của quý I trong 10 năm qua.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt mức cao do tiếp đà từ quý cuối năm 2017. “Tuy nhiên, tăng trưởng cao ở đây là so với thời kỳ thấp của năm 2008. Tốc độ tăng trưởng những quý sau có thể sẽ chậm lại”, Phó Thủ tướng nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng trưởng GDP không quá bất ngờ

    09:48, 30/03/2018

  • GS.TS Trần Thọ Đạt: Việt Nam vẫn đang bứt phá khỏi vùng trũng tăng trưởng

    13:05, 23/03/2018

  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ khả quan

    21:02, 22/03/2018

  • Xuất khẩu Việt Nam: Tăng trưởng ngoạn mục 2017, kỳ vọng bứt phá 2018

    11:33, 22/03/2018

  • NCIF nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2018 lên mức 6,83%

    06:10, 21/03/2018

Cùng với đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá quý I ước đạt 107,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất siêu quý I khoảng 1,3 tỷ USD.

Cũng trong quý I/2018, cả nước có 26.785 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 278.489 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,2% và 2,7% về số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. “Đặc biệt, có gần 7.900 lượt doanh nghiệp thay đổi vốn, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong quý I đạt gần 764.000 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ", Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.

Căn cứ tình hình nêu trên, Bộ KH&ĐT đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế 2018.  Theo đó, kịch bản một,  tăng trưởng GDP 2018 là 6,7%. 

“Mục tiêu này ở mức cao theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra. Đây là kịch bản phấn đấu và có thể đạt được”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết.

Kịch bản hai với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8 %. Theo Bộ KH&ĐT, xét thấy xu hướng phát triển tích cực của ngành công nghiệp xây dựng, do đó, Bộ xây dựng kịch bản nhằm đặt ra định hướng phấn đấu cho các ngành.

Chấm dứt tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cũng cho biết: “Qua so sánh giữa các kịch bản tăng trưởng GDP với năm 2017 theo từng quý, mô hình tăng trưởng truyền thống quý cho thấy quý sau cao hơn quý trước không còn duy trì được trong năm 2018. Trong đó tăng trưởng theo từng quý cũng như luỹ kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần”.

Nguyên nhân được đưa ra, do tăng trưởng GDP 2017 có sự bứt phá mạnh mẽ giữa các quý vơí các nhân tố, động lực chính là sự gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Sam sung và nhà máy Formosa đã tạo ra nền rất cao ở các quý sau.

Trong khi đó, tại điều kiện giả định kinh tế xã hội năm 2018 tương đối ổn định, những yếu tố bứt phá chưa rõ ràng. “Điều này dẫn tới xu hướng tăng trưởng các quý của năm 2018 có xu hướng giảm dần là tất yếu”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cho rằng, muốn đạt được kịch bản tăng trưởng này phải trông chờ vào sản xuất và kinh doanh. Các nhân tố tăng trưởng ở đây là XK, tiêu dùng trong nước và đầu tư.

Nắm chắc các nhân tố tăng trưởng

Theo Phó Thủ tướng, kịch bản tăng trưởng chỉ thực hiện được khi các nhân tố tham gia diễn biến đúng như kế hoạch. “Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, có thể nhân tố này tăng nhân tố khác giảm... do đó cần kiểm soát nắm chắc quá trình tăng trưởng, đây là điểm mới của điều hành Chính phủ mà chúng ta đã làm từ quý III năm 2017. Năm nay, chúng ta đã tiến hành ngay từ quý I năm 2018. Doanh nghiệp nắm chắc nhưng các địa phương có năm chắc các nhân tố tạo tăng trưởng? Đồng thời nắm được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu: “Các Bộ phải tham gia vào quản lý kinh tế phải nắm chắc các nhân tố diễn biến sản xuất kinh doanh của ngành xem sản phẩm nào tăng, sản phẩm nào giảm. Ví dụ năm ngoái dầu khí giảm 0,5% GDP thì cần có sự can thiệp của nhân tố nào bù lại?”

Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng, Bộ KH&ĐT đưa ra một số lưu ý, thứ nhất, Luật hỗ trợ DNVVN qúa trình còn chưa hoàn thiện. Thứ hai, việc cấp phép đầu tư cho dự án có quy mô còn mất nhiều thời gian. "Ví dụ như trường đua Vĩnh Phúc đến nay vẫn chưa quyết được”, Thứ trưởng Lê Quanh Mạnh cho biết.

Thứ ba, một số mặt hàng thiếu hụt giữa cung và cầu ảnh hưởng đến 1 số khu vực như thiếu cát đẩy cao chi phí ngành xây dựng đbiet khu vực ĐBSCL.

Thứ tư, phối hợp giữa sản xuất ngành điện khí và than, sản phẩm nông nghiệp còn chưa gắn chuỗi giá trị.

Thứ năm, xu hướng bảo hô của 1 số thị trường đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam như thép cuộn của Mỹ. Thứ sáu, thị trường nội địa còn dư địa lớn nhưng chưa được khai thác, hệ thống phân phối bán lẻ chưa về được nông thôn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng trưởng các quý sau năm 2018 sẽ giảm dần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO