Tăng tỷ lệ chế biến sâu nông, thủy sản chủ lực

Diendandoanhnghiep.vn Là quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới song việc xuất khẩu thô khiến hàng Việt thua thiệt đủ đường. Đẩy mạnh chế biến sâu là giải pháp giúp xuất khẩu tăng bứt phá.

>> Để nông sản Việt hết "sống tầm gửi" thương hiệu nước ngoài?

fd

Đẩy mạnh chế biến sâu các mặt hàng thuỷ sản để hạn chế những tác động khách quan từ chi phí, thời gian vận chuyển hàng hoá, nâng cao giá trị giá tăng hàng xuất khẩu.

Trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phê duyệt, đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.

Một số chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây, nhiều khó khăn trong logistics như hiện nay, đẩy mạnh chế biến sâu các mặt hàng nông, thuỷ sản để hạn chế những tác động khách quan từ chi phí, thời gian vận chuyển hàng hoá, nâng cao giá trị giá tăng hàng xuất khẩu là một trong những hướng quan trọng giúp từng bước nâng cao trị giá xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói chung.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành là công nghệ chế biến. Hiện, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm rau quả nhiệt đới của các nước cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia... ngày càng đi vào chiều sâu, đạt trình độ cao với các sản phẩm chế biến đa dạng, ngon, mẫu mã bắt mắt, tiện lợi. Trong khi đó, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với trình độ công nghệ chế biến đạt mức trung bình của thế giới.

Mặt khác, diện tích trồng rau quả của nước ta còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, ít có các nông trại lớn nên rất khó khăn trong khâu cơ giới hóa trồng trọt, thu hái, nhiều công đoạn còn làm thủ công, khó kiểm soát thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Chính vì vậy, công suất chế biến quy mô công nghiệp của toàn ngành hiện khoảng một triệu tấn sản phẩm/năm nhưng tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chỉ đạt 56,2% do thiếu vùng nguyên liệu tập trung đạt yêu cầu chất lượng.

>> Xây dựng vùng nông sản tập trung để xuất khẩu

để phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản

Cần phải có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản.

Trên thực tế đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá còn nhiều hạn chế, tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Việc sử dụng các phế phụ phẩm để sản xuất các sản phẩm phụ, nâng cao hiệu quả sản xuất còn hạn chế, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; việc đầu tư vào chế biến nông sản còn khó khăn, nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp. Hiện nay đã hình thành một số tập đoàn lớn hiện đại nhưng số lượng còn ít như Doveco, TH, Nafood, Masan, Dabaco, Minh Phú... 

Theo TS. Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một động lực của phát triển kinh tế trong cả nước, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường, tham gia vào mậu dịch quốc tế và nâng cao mức sống. Vì vậy, để giúp cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển ổn định và bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài cần cải thiện trình độ và năng lực công nghệ.

Những năm qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để định hướng và khuyến khích phát triển, nhất là các chính sách hỗ trợ (trong đó có các chính sách về phát triển và ứng dụng công nghệ) để phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự tạo ra đột phá cho ngành.

Đại diện Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để thực hiện chuỗi giá trị là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, đây là câu chuyện không dễ vì tốn kém nhiều kinh phí. Theo đó, cần phải có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Để giảm bớt gánh nặng ngân sách, Chính phủ cần phải có chiến lược thu hút các nguồn vốn ODA, FDI và hình thành trục liên kết với các doanh nghiệp trong nước… nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng tỷ lệ chế biến sâu nông, thủy sản chủ lực tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088115 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088115 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10