Thách thức tín dụng đối với bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Những thách thức trong triển khai tín dụng của NHNN trong năm 2023 liên quan tới lĩnh vực bất động sản kỳ vọng sẽ được tháo gỡ trong năm 2024.

>> Hàng trăm dự án bất động sản đang chờ gỡ vướng

Báo cáo của NHNN nêu ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 chỉ ra, tính đến cuối 2023, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,89 triệu tỷ đồng, tăng 0,23% so với cuối năm 2023 và chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của ngành là 2,73%.

dư nợ kinh doanh bất động sản đạt khoảng 1,11 triệu tỷ đồng, tăng 1,52% và chiếm 38,37% dư nợ tín dụng bất động sản.

Dư nợ kinh doanh bất động sản đạt khoảng 1,11 triệu tỷ đồng, tăng 1,52% và chiếm 38,37% dư nợ tín dụng bất động sản.

Khó khăn về tín dụng

Cụ thể, dư nợ kinh doanh bất động sản đạt khoảng 1,11 triệu tỷ đồng, tăng 1,52% và chiếm 38,37% dư nợ tín dụng bất động sản. Bên cạnh đó, dư nợ bất động sản tự sử dụng/tiêu dùng đạt khoảng 1,78 triệu tỷ đồng, giảm 0,56% và chiếm 61,63% dư nợ tín dụng trong ngành.

Riêng đối với chương trình gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản, báo cáo của NHNN chỉ ra hiện nay ngoài 4 NHTM nhà nước, NHTMCP Tiên Phong đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền 5.000 tỷ đồng. Các NHTM đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền cam kết là 7.000 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 646 tỷ đồng.

Liên quan tới vấn đề này, ngày 12/3/2024, NHNN đã tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị về đẩy mạnh triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh chương trình này.

>> Doanh nghiệp địa ốc mong được tiếp cận vốn tín dụng với chi phí thấp hơn

Dù vậy, đại diện NHNN cũng nêu ra một số những khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ trong lĩnh vực bất động sản.

Đầu tiên, là khó khăn đối với Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng. Các quy định pháp luật liên quan đến dự án nhà ở xã hội (quỹ đất, trình tự, thủ tục mua bán, định giá…) còn nhiều vướng mắc, số lượng dự án cải tạo và xây dựng lại chung cư khan hiếm. Ngoài ra, một số điều kiện đối với người mua nhà không còn phù hợp.

Một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai một số chương trình tín dụng còn vướng mắc là bởi sự thiếu linh hoạt trong việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường địa ốc đang trầm lắng. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng còn thiếu sự kết nối trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn.

NHNN cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội

Ngoài ra, NHNN cũng chỉ ra những khó khăn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như bất động sản vẫn chưa được giải quyết triệt để, dẫn đến nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tiếp tục tập trung vào tín dụng ngân hàng với tỷ lệ tín dụng/GDP tăng cao.

Định hướng thời gian tới

Trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định, khó lường từ cả quốc tế và trong nước, NHNN cam kết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường để chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống.

Đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến thị trường địa ốc; chỉ đạo các TCTD phối hợp với các cơ quan địa phương, các Hiệp hội bất động sản và kể cả các tập đoàn có các dự án lớn đối thoại trực tiếp để tìm ra những khó khăn, vướng mắc cụ thể.

NHNN cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Những hành động này được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới tín dụng mà doanh nghiệp địa ốc đang gặp phải. Trong cuộc họp, một số DN đã nêu ra một vài kiến nghị để khơi thông nguồn vốn

Ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã gửi đề xuất, kiến nghị tiếp tục có các chính sách về gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ rút ngắn thời gian phê duyệt, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải ngân giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn liền với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

Ngoài ra, lãnh đạo Phát Đạt đề xuất Chính phủ tích cực chỉ đạo và thành lập tổ công tác xử lý liên bộ ngành để hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời.

Đối với Becamex, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn các ngân hàng có những chính sách mới, có những gói tín dụng mới triển khai để các doanh nghiệp nắm bắt, để có cơ sở xây dựng và tạo điều kiện kết nối nguồn vốn tín dụng tốt nhất, đảm bảo lĩnh vực mới này phát triển vì hiện nay phát triển năng lượng tái tạo chưa có ưu đãi đặc biệt, khác biệt so với những quy định hiện tại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức tín dụng đối với bất động sản tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714324401 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714324401 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10