Thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc

HẠNH LÊ 16/09/2022 02:00

Hiệp hội nhà mua Quốc tế (IFPPS) nhận được xác nhận hỗ trợ các công ty Trung Quốc thu mua nông sản Việt trị giá khoảng 500 triệu USD trong năm 2022.

>>>Thay đổi tư duy tiếp cận với thị trường Trung Quốc

Ông Albert Lui - Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế (IFPPS) chia sẻ thông tin về nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường Trung Quốc tại hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản được tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 15/9.

“Trong 2 năm qua, ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai khiến việc giao thương, kết nối tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, thách thức cũng là cơ hội bởi sau dịch nhu cầu nông sản trên thế giới tăng mạnh. Việt Nam cần tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu” - ông Albert Lui thông tin và lưu ý, nhu cầu thị trường sau dịch đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi quá trình sản xuất phải thích ứng để đáp ứng yêu cầu mới về chất chất lượng.

Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế Albert Lui (ảnh: T.N)

Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế Albert Lui (ảnh: T.N)

Với thị trường Trung Quốc, theo ông Albert Lui, hiện một số địa phương đã nới lỏng kiểm soát dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng nói chung giảm nhưng nhu cầu thực phẩm lại tăng. Thị trường này dành sự quan tâm lớn nhất đến vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn cung ổn định và chất lượng.

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đang tăng mạnh và dự kiến sẽ tăng khoảng 35% trong 5 năm tới. Tuy nhiên, nguyên liệu thô nhập khẩu phải qua tay nhiều trung gian nên giá cuối cùng đến tay người tiêu dùng Trung Quốc khá cao. Do vậy, cần giảm tối đa khâu trung gian để đưa nông sản đến tay người sử dụng cuối cùng.

Từ kinh nghiệm bản thân, ông Albert Lui cũng chỉ ra những thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường lớn láng giềng. Đó là doanh nghiệp Trung Quốc có tiêu chuẩn chất lượng riêng, chưa đồng bộ với nhau. Sản phẩm nông sản Việt Nam có chất lượng tốt nhưng không có tên tuổi, thương hiệu trong khi người tiêu dùng Trung Quốc thường có thói quen mua hàng theo thương hiệu.

Tổng thư ký IFPPS lấy đơn cử quả sầu riêng. Trên thị trường, người tiêu dùng Trung Quốc đã quen với thương hiệu Monthong của Thái Lan hay Musang King của Malaysia nhưng với Việt Nam, sầu riêng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng với nhu cầu lớn.

Xây dựng thương hiệu cho quả sầu riêng để gia tăng giá trị tại thị trường Trung Quốc (ảnh: PV)

Xây dựng thương hiệu cho quả sầu riêng để gia tăng giá trị tại thị trường Trung Quốc (ảnh: PV)

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc, ông Albert Lui gợi ý Việt Nam cần thiết lập các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài thúc đẩy thương mại giữa nhà cung cấp và người mua một cách hiệu quả, giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh. Thông tin TP Thượng Hải hiện có có số lượng cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, người mua hàng tăng hàng năm vì họ thay đổi sở thích về đồ uống, chuyển từ trà sữa sang cà phê nên Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, tiếp thị… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Sau 2 năm thực hiện chính sách “Zero Covid”, Trung Quốc mong muốn nhập khẩu nông sản từ Việt Nam và tăng cường giao lưu thương mại quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Ông Albert Lui cho hay, IFPPS cố gắng đa dạng hoá các kênh xuất khẩu trên toàn cầu theo nhiều cách thức, từ đơn giản đến phức tạp nhất. 

“Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, kênh thông tin liên lạc bị ngắt quãng, hai bên thiếu thông tin về nhau. Tôi làm việc với một tập đoàn logisstic của Trung Quốc cũng như được biết nhiều điểm hải quan nới lỏng quy định, cho phép sản phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc dễ dàng hơn. Tôi cho rằng, đây là tín hiệu tốt. Tết Nguyên đán năm nay đến sớm, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu, xây dựng phương án tiếp thị chất lượng sản phẩm, để càng nhiều sản phẩm thâm nhập sâu hơn vào thị trường tỷ dân càng tốt" - Tổng Thư ký IFPPS cho hay và thông tin thêm Trung Quốc đang dự kiến mời các nhà xuất khẩu đến thăm và chào hàng, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu thuỷ sản tận dụng lợi thế logistics vào thị trường Trung Quốc

    Xuất khẩu thuỷ sản tận dụng lợi thế logistics vào thị trường Trung Quốc

    12:00, 04/09/2022

  • Siết quản lý xuất khẩu sầu riêng, không để “con sâu làm rầu nồi canh”

    Siết quản lý xuất khẩu sầu riêng, không để “con sâu làm rầu nồi canh”

    01:36, 13/09/2022

  • Doanh nghiệp kỳ vọng vào sầu riêng khi có “visa” xuất khẩu Trung Quốc

    Doanh nghiệp kỳ vọng vào sầu riêng khi có “visa” xuất khẩu Trung Quốc

    03:00, 21/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO