Thanh Hóa: Nhiều điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

KIỀU PHIÊN 02/06/2023 16:38

Trong 5 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa quyết liệt công tác chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công nhưng chỉ đạt hơn 3.700 tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch, nhiều khó khăn vướng mắc gặp phải.

>>"Lên giây cót" tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công phục hồi tăng trưởng

Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023, trong 5 tháng đầu năm, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 18 văn bản, tổ chức 1 hội nghị giao ban toàn tỉnh; quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, các địa phương tập trung thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện dự án đầu tư công của đơn vị, địa phương.

Đặc biệt trong tháng 5/2023, 5 tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh do các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng, đã làm việc và đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án của các địa phương, đơn vị; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 52 chủ đầu tư đạt trên mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, tăng 9 chủ đầu tư so với thời điểm đầu tháng 3/2023; trong đó có 23 chủ đầu tư đã giải ngân đạt 100% kế hoạch, 43 dự án đã giải ngân đạt 100% kế hoạch, tăng 18 dự án so với thời điểm tháng 3/2023.

Dự án cao tốc

 Riêng nút giao với cao tốc Bắc – Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, đến ngày 2/9, nhà thầu sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục nền, mặt đường, hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ thông tuyến cao tốc

Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, như: tiến độ giải ngân của các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn ODA tiếp tục là điểm nghẽn, mới chỉ giải ngân được 11,7%, làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung của cả tỉnh. Năm nay, ngoài những khó khăn về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất thì công tác giải ngân vốn đầu tư công còn gặp khó khăn về trình tự thủ tục đầu tư, giá nguyên vật liệu tăng cao; khan hiếm nguồn cung vật liệu đất đắp; điều chỉnh dự án đầu tư.

Nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất, giá vật liệu tăng cao. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Đến nay, còn 61 dự án chưa được quyết định đầu tư. Một số dự án sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, khi tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án, phê duyệt điều chỉnh dự án lại phát sinh một số nội dung không phù hợp, phải tiếp tục trình điều chỉnh lại, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Tinh thần, trách nhiệm của các nhà thầu trong việc tổ chức thi công, hoàn ứng vốn còn thấp, dẫn đến các dự án chậm tiến độ.

Đơn cử như tiến độ thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách cấp tỉnh đến ngày 29/5/2023 mới đạt 851,221 tỷ đồng, bằng 32,7% dự toán HĐND tỉnh giao, dẫn đến các dự án không có nguồn để nhập TABMIS và giải ngân khối lượng hoàn thành.

>>Nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Ông Đỗ Minh Tuấn

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tchị đạo tại hội nghị

Tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, ông Đỗ Minh Tuấn Chủ tịch Thanh Hóa cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hoá đang cao hơn 7,6% so với tỷ lệ giải ngân của cả nước là một tín hiệu đáng mừng. Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Việc giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Bên cạnh đó, những tồn tại, hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra nhưng chậm được khắc phục, như: công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số sở ngành, địa phương có lúc, có nơi chưa sâu sát, quyết liệt; công tác phối hợp giữa các sở, giữa các sở với các địa phương có lúc chưa chặt chẽ; nhiều vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng chậm được tháo gỡ; công tác chuẩn bị đầu tư dự án của một số chủ đầu tư còn bộc lộ yếu kém, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án…

Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo quyết liệt, nhưng công tác giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến được hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các chủ đầu tư và nhà thầu. Cần phải có sự thống nhất trong nhận thức và đồng bộ trong thực hiện, thì toàn tỉnh mới có thể hoàn thành giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An “bế tắc” với giải ngân vốn đầu tư công?

    Nghệ An “bế tắc” với giải ngân vốn đầu tư công?

    00:30, 31/05/2023

  • Hải Phòng: Xử lý nghiêm các hành vi làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    Hải Phòng: Xử lý nghiêm các hành vi làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    00:45, 15/05/2023

  • Quảng Ninh: Gắn trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công cho người đứng đầu

    Quảng Ninh: Gắn trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công cho người đứng đầu

    01:38, 12/05/2023

  • "Lên giây cót" tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công phục hồi tăng trưởng

    17:23, 11/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh Hóa: Nhiều điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO