Thí điểm cơ chế đặc thù TP.HCM: Sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông

Diendandoanhnghiep.vn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP.HCM sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư, là cơ hội để các công trình hạ tầng cấp bách sớm triển khai theo hình thức BT (dự án mới), BOT (đường hiện hữu).

>> Cần cơ chế đặc thù xã hội hóa hạ tầng giao thông

Đó là chia sẻ của lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM và các chuyên gia về Nghị quyết 98 thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua.

cơ chế đặc thù cho TP HCM sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư, là cơ hội để các công trình hạ tầng cấp bách sớm triển khai theo hình thức BT cho dự án mới, BOT trên đường hiện hữu.

Cơ chế đặc thù cho TP.HCM sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư, là cơ hội để các công trình hạ tầng cấp bách sớm triển khai theo hình thức BT cho dự án mới, BOT trên đường hiện hữu.

Sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư…

Theo ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, có thể nói Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua với nhiều chính sách khơi thông nguồn lực đầu tư, là cơ hội để các công trình hạ tầng cấp bách sớm triển khai. Trong đó, với việc áp dụng trở lại hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) cho dự án mới, BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên đường hiện hữu, thành phố có thể huy động nhà đầu tư làm các công trình mà nhiều năm qua ngân sách chưa thể cân đối.

Cụ thể, như: cầu, đường Nguyễn Khoái thời gian qua được đề xuất đầu tư công nhưng chưa thể cân đối vốn ngân sách, ngành giao thông thành phố xem xét chuyển qua đầu tư theo hình thức BT. Dự án có thể triển khai ngay giai đoạn từ nay đến năm 2025. Ngoài ra, 5 công trình trọng điểm khác cũng dự kiến đầu tư theo phương thức trên, gồm: cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè sang Cần Giờ với kinh phí khoảng 12.500 tỷ đồng; nút giao Bốn Xã (quận Bình Tân), tổng vốn hơn 1.700 tỷ.

Ba dự án còn lại gồm: mở rộng đường Ung Văn Khiêm kết hợp xây nút giao Đài Liệt Sĩ (Bình Thạnh), mở rộng đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và TP.HCM - Trung Lương. Tổng kinh phí đầu tư các công trình này ước tính hơn hơn 6.600 tỷ đồng.

Cũng theo ông Bằng, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước, các dự án BT sẽ áp dụng phương án trả chậm bằng ngân sách, tức doanh nghiệp làm xong ở giai đoạn này và được thanh toán vào kỳ sau. Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý cùng các phương thức thanh, quyết toán khi thực hiện dự án theo hợp đồng BT. Những chi phí này được tính vào tổng mức đầu tư dự án từ đầu. Đây là giải pháp tăng tính chủ động, linh hoạt khi xây dựng kế hoạch vốn của thành phố.

Với nhóm dự án thực hiện theo hình thức BOT, TP.HCM sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch các trục giao thông chính, kết nối vùng và quốc lộ đi qua địa bàn. Trong đó, ba dự án lớn đang được xem xét triển khai theo loại hợp đồng trên, gồm: mở rộng quốc lộ 13, cầu, đường Bình Tiên. Dự án còn lại là đường trên cao số 5, dài 21,5 km với mức đầu tư dự tính hơn 15.400 tỷ đồng.

"Để chốt chọn công trình nào đầu tư trước thành phố sẽ lấy ý kiến đồng thuận của người dân cũng như tính giải pháp đảm bảo hiệu quả. Và ngoài các chính sách trên, cơ chế cho phép thí điểm mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) ở các nhà ga metro, nút giao Vành đai 3, sẽ là đòn bẩy cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố sắp tới”, ông Bằng nói.

Theo ông Bằng, trước đó, trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực giao thông ở thành phố được bố trí hơn 52.700 tỷ đồng. Mức này chiếm chưa đến 20% tổng nhu cầu. Con số trên cũng tương đương giai đoạn 5 năm trước đó, dù nhu cầu đầu tư, phát triển của đô thị hơn 10 triệu dân đã tăng lên nhiều lần.

>> TP.HCM sẵn sàng khởi động cơ chế đặc thù để tạo đột phá

… và là cơ hội cho loại hình BT, BOT…

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Trình, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu vùng và đô thị, cho rằng: vốn đầu tư công thời gian qua hạn chế, trong khi các hình thức thu hút nguồn lực bên ngoài lại thiếu đa dạng là lý do nhiều dự án trọng điểm chậm trễ triển khai, ảnh hưởng nhu cầu phát triển. Nghị quyết mới với nhiều chính sách quan trọng về đầu tư là tiền đề tạo đột phá cho hạ tầng giao thông, không chỉ TP.HCM mà tác động cả khu vực xung quanh.

thông qua các hình thức BT, BOT, thành phố sẽ có thêm cơ hội tăng tốc đầu tư hoàn thiện các trục đường huyết mạch nhiều năm chậm trễ vì thiếu vốn.

PGS.TS Nguyễn Văn Trình: thông qua các hình thức BT, BOT, thành phố sẽ có thêm cơ hội tăng tốc đầu tư hoàn thiện các trục đường huyết mạch nhiều năm chậm trễ vì thiếu vốn.

Cũng theo ông Trình, thông qua các hình thức BT, BOT, thành phố sẽ có thêm cơ hội tăng tốc đầu tư hoàn thiện các trục đường huyết mạch nhiều năm chậm trễ vì thiếu vốn.

Tuy nhiên, ông Trình lưu ý, trong kế hoạch thực hiện, thành phố nên ưu tiên các công trình thực sự cấp bách để đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như lợi ích của người dân.

"Quá trình triển khai thành phố cần đảm bảo sự minh bạch, kèm theo các cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý chặt để tránh tiêu cực như từng xảy ra ở một số dự án áp dụng loại hợp đồng trên", ông Trình nói.

Tương tự, PGS.TS Chu Công Minh, giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, cũng cho rằng BOT và BT vốn là hai hình thức đã khá phổ biến, thành phố đã từng áp dụng tại nhiều dự án trước đây. Các phương án này, ngoài giúp huy động nguồn lực đầu tư, thành phố còn thêm cơ hội nắm bắt kinh nghiệm, năng lực quản lý và điều hành từ các đơn vị tư nhân.

"Khi bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp phải tìm giải pháp sớm hoàn thành dự án để thu hồi vốn nên tiến độ sẽ được đẩy nhanh", ông Minh nói.

Tuy nhiên, ông Minh cũng cảnh báo, đối với các dự án hạ tầng giao thông thành phố đang tính triển khai theo hợp đồng BOT và BT đều có tổng mức đầu tư rất lớn nên cũng kèm nhiều rủi ro như: chậm giải phóng mặt bằng, người dân phản ứng, ảnh hưởng khả năng thu hồi vốn...Vì vậy, trong thỏa thuận giữa thành phố và nhà đầu tư cần có rõ ràng, cụ thể để đảm bảo dự án hiệu quả, hài hòa lợi ích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thí điểm cơ chế đặc thù TP.HCM: Sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714651451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714651451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10