HoREA cho biết, pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án bất động sản.
>>Bộ Xây dựng bỏ đề xuất cá nhân chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm
Trong văn bản góp ý gửi đến cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật mới được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì sáng 11/3, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản bắt đầu rơi vào giai đoạn khó khăn nhất kể từ đầu quý III/2022 đến hết năm 2023.
Chủ tịch HoREA cho biết, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt tháo gỡ ngay các vướng mắc của các văn bản dưới Luật, cụ thể như: Ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP bước đầu tạo điều kiện để cấp “sổ hồng” cho khoảng 100.000 căn hộ du lịch (condotel); hoặc Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về cơ bản tháo gỡ được “vướng mắc” trong công tác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại; Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay thương mại thông thường để hỗ trợ chủ đầu tư, người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư…
>>Đề xuất công bố chi tiết dự án bất động sản trên hệ thống thông tin địa phương
Tuy vậy, ông Châu chia sẻ, vẫn còn một số bất cập trong việc xử lý vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở do một số quy định của luật. Trong đó có thể kể đến sự bất cập do quy định doanh nghiệp chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở, hoặc đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đang có quyền sử dụng đất ở và đất khác để thực hiện dự án nhà ở thương mại... Bởi vậy, Chủ tịch HoREA đề xuất Chính phủ và Tổ công tác sớm có giải pháp khắc phục những bất cập này.
Liên quan tới đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật, ông Châu cho rằng đây là một chương trình rất cần thiết, có tính kế thừa, phù hợp với pháp luật và thực tiễn của Luật Đất đai 2013.
Qua đó, Hiệp hội cũng đề nghị bổ sung quy định trong các trường hợp được phép thí điểm là nhà đầu tư được phép ‘chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại’. Bởi lẽ điểm b khoản 3 Điều 122 Luật Đất đai 2024 chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đối với trường hợp nhà đầu tư đang “có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác”, chưa quy định trường hợp nhà đầu tư đang “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở”.
“Nếu được Quốc hội xem xét thông qua sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật mới được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản)”, ông Châu cho biết.
Trước đó, nhận thấy những khó khăn của thị trường bất động sản, Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cũng thành lập “Tổ công tác của địa phương” phối hợp chặt chẽ với “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ” và cấp có thẩm quyền để nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.
Điển hình, Tổ công tác đặc biệt của UBND TP.HCM đã chỉ đạo phân loại các nhóm vướng mắc của 148 dự án bất động sản và giao cho Giám đốc các Sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm xem xét đề xuất xử lý.
Dựa trên báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại gặp vướng mắc, riêng TP.HCM có hơn 148 dự án do gặp vướng về vấn đề pháp lý nên không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng.
Tuy vậy, nhờ có hoạt động tích cực của Tổ công tác của Chính phủ, đến nay cả nước đã tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn cho khoảng 100 dự án bất động sản. Trong đó, TP.HCM có khoảng 30% số dự án được tháo gỡ khó khăn trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc pháp lý.
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ vướng mắc các dự án bất động sản
09:53, 11/03/2024
Đề xuất công bố chi tiết dự án bất động sản trên hệ thống thông tin địa phương
05:00, 11/03/2024
Bất động sản, ngân hàng vắng mặt - Trái phiếu doanh nghiệp dò đáy phát hành mới
12:20, 10/03/2024
Tín hiệu vui cho bất động sản TP.HCM: Ra mắt hàng loạt dự án nhà ở vừa túi tiền
03:00, 09/03/2024
Siết đầu cơ bất động sản, cách nào?
03:00, 07/03/2024
Bộ Xây dựng bỏ đề xuất cá nhân chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm
11:07, 05/03/2024
Bộ Xây dựng: Căn hộ chung cư tăng giá trong khi đất nền giảm
18:04, 12/01/2024