Sau nhiều thập kỷ liên thủ với OPEC để kiểm soát thị trường dầu mỏ, giờ đây người Mỹ dường như muốn "một mình một ngựa".
>>OPEC đã hết thời?
Cho dù liên tục hối thúc nhau cắt giảm sản lượng nhưng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn không thể đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng. Giá dầu Brent hiện xoay quanh mốc 75 USD/thùng, ngang với giai đoạn 2019.
Dự báo từ Golman Sachs cho hay, dầu Brent đạt mức trung bình 81 USD/thùng cho cả năm 2024, mức đỉnh có thể 85 USD/thùng vào tháng 6/2024. Khi giá dầu không như ý, OPEC đối diện với tình trạng tan vỡ, phân cực.
Các thành viên chủ chốt, có nguồn thu lớn từ xuất khẩu dầu như Saudi Arabia 223 tỷ USD, Iraq 100 tỷ USD, Kuwait 77 tỷ USD, UAE 94 tỷ USD kiên định với kịch bản tiếp tục cắt giảm sản lượng, cố tình tạo ra khan hiếm nguồn cung.
Trong khi các thành viên nhỏ như Angola có nguồn thu từ xuất khẩu dầu 31 tỷ USD, Congo 7 tỷ USD, Gabon 5 tỷ USD, Guinea Xích đạo 2 tỷ USD, Venezuela 11 tỷ USD,… không mấy mặn mà với nhiệm vụ cắt giảm định mức.
Sự ra đi của Angola tuy không ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ chung của OPEC nhưng đó là chỉ dấu báo hiệu thị trường dầu mỏ bất ổn và khả năng điều tiết của OPEC không còn suôn sẻ.
Thứ nhất, nếu rời khỏi OPEC, Angola sẽ khai thác hết công suất bù cho thâm hụt ngân sách, sản lượng tăng thêm bao nhiêu rất khó dự đoán. Hơn nữa, các quốc gia xuất khẩu dầu không thuộc OPEC cũng bắt đầu tăng sản lượng. Khả năng có thêm thành viên rời khỏi tổ chức này.
Trong năm 2024, nguồn cung dầu thô ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày, chủ yếu đến từ Brazil, Kazakhstan, Na Uy, Guyana, Mexico, Trung Quốc và Anh.
>>Điều gì “đánh sập” nỗ lực của OPEC+?
Thứ hai, nhận thấy khó khả thi trong việc thuyết phục OPEC cắt giảm sản lượng sau thời khắc Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, người Mỹ dường như đã có lối đi riêng.
Theo đó, các nhà sản xuất dầu ở Mỹ không ngừng tăng sản lượng, trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong năm 2023, với con số kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày. Chưa dừng lại ở đó, sản lượng dầu của Mỹ có thể lập kỷ lục mới trong năm 2024 với 13,1 triệu thùng/ngày.
Theo dữ liệu từ Kpler, dầu thô Mỹ chủ yếu bán sang châu Âu nhằm bù đắp cho sản lượng bị cấm vận từ Nga. Châu Á cũng là khách hàng mua dầu Mỹ trung bình 1,65 triệu thùng/ngày.
Nếu như trước đây Mỹ và Saudi Arabia thường “song kiếm hợp bích” thì nay dường như đã trở thành đối thủ cạnh tranh giành giật thị phần dầu mỏ không khoan nhượng. Đây được xem là bước ngoặt, vì bây giờ ít nhất 2 nhà cung cấp có thể khuynh đảo thị trường.
Thứ ba, kinh tế Trung Quốc ảm đạm là nguyên nhân hàng đầu khiến dầu thô được dự báo ế ẩm. Từ logic này sẽ xuất hiện vấn đề: Liệu OPEC tiếp tục khoanh tau ngồi nhìn Mỹ lấn chiếm hết thị phần ít ỏi còn lại?
Không hẳn nhiên mà nhiều chuyên gia thị trường năng lượng bày tỏ ngoài nghi về cam kết của OPEC tại hội nghị ngày 30/11 ở Vience. Có nghĩa là OPEC vẫn tạo ra sản lượng ít nhất đủ cạnh tranh với Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
OPEC+ không còn lựa chọn nào khác
03:00, 03/12/2023
Khủng hoảng chính trị bủa vây OPEC+
04:30, 01/12/2023
Lộ diện lý do OPEC+ bất đồng về sản lượng dầu
04:30, 26/11/2023
OPEC+ "rạn nứt", Nga soán ngôi Saudi Arabia
05:00, 30/06/2023
Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC?
03:00, 27/05/2023
“Cú sốc” mới từ OPEC+
12:00, 08/04/2023