Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 2: Vì sao nguồn thu ngân sách “chảy máu”?

Diendandoanhnghiep.vn Nguồn thu ngân sách đang “chảy máu”, doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh bất bình đẳng là thực trạng được nhận diện xung quanh chuyện thất thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới…

Trước thực tế này, một cuộc “đại phẫu” trong công tác chống thất thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới đã được cơ quan chức năng bắt tay thực hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hàng loạt khoảng trống về hành lang pháp lý cũng như những quy định khó lòng đuổi kịp sự phát triển như vũ bão của hoạt động thương mại điện tử, gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý thuế.

>>Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 1: Những con số “biết nói”

hihihihi

Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng vẫn luôn tìm những "lỗ hổng" để “né” thuế. Ảnh minh họa

Trên thực tế, không chỉ là đối với thương mại điện tử biên giới mới có việc trốn thuế mà ngay cả thương mại điện tử trong nội địa cũng là một trong những vấn đề cấp thiết có nhiều bất cập trong quản lý. Bởi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng vẫn luôn tìm những "lỗ hổng" để “né” thuế.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, doanh nghiệp nước ngoài thường viện dẫn theo hiệp định thuế, xác định không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam nên không kê khai, nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu thông qua các ứng dụng số trên mạng internet và chuyển hàng qua chuyển phát nhanh. Do đó, việc thu thuế gặp khó khăn về cơ chế ràng buộc khi yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân này phải có sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam.

“Đó là chưa kể đến chiêu thức, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, không có hóa đơn, nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do hành lang pháp lý về quản lý hoạt động thương mại điện tử chưa hoàn thiện, quản lý đầy đủ đối tượng nộp thuế, quản lý các nguồn thu, kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế, kiểm soát dòng tiền thanh toán.

Ở một góc nhìn khác, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La cho biết, việc kiểm soát để thu thuế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do các bên tham gia hoạt động quảng cáo thương mại có thể tránh né được nghĩa vụ nộp thuế bằng các thủ thuật khác nhau. Một số nhà cung cấp mặc dù có được nguồn thu lớn từ thị trường Việt Nam nhưng lại chưa thực hiện các nghĩa vụ thuế, thậm chí cố tình tìm mọi chiêu trò để trốn thuế, làm tổn hại cho ngân sách quốc gia, đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thuế.

>>Thu thuế thương mại điện tử: Một chặng đường gian nan

hihihhi

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do hành lang pháp lý về quản lý hoạt động thương mại điện tử chưa hoàn thiện. Ảnh minh họa

Có thể điểm qua như trong lĩnh vực quảng cáo xuyên quốc gia, nhất là trên các nền tảng lớn như Google, Facebook, việc thu và truy thu thuế còn gặp rất nhiều rào cản. Một trong những lí do là Google, Facebook hiện nay không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, số tiền thu được từ hoạt động quảng cáo đều được chuyển thẳng bằng phương tiện thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard về tài khoản của công ty mẹ tại Hoa Kỳ hoặc trụ sở chi nhánh tại Singapore, chứ không qua trung gian tại Việt Nam, nên việc kiểm soát và thu thuế từ dòng tiền này gặp rất nhiều khó khăn.

"Ngoài ra, điểm vướng còn chính ở sự chồng chéo của các văn bản pháp luật cũng như sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế, chưa ưu tiên cho việc hoàn thiện khung khổ pháp lý. Theo đó, số lượng các sàn giao dịch thương mại điện tử, các website thương mại điện tử bán hàng tăng với tốc độ cao trong khi việc kiểm soát thông tin về hàng hóa trên các sàn giao dịch còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, hàng hóa vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái rất nhiều, nhưng cơ quan Nhà nước không thể kiểm soát được" – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La nói.

Đáng chú ý, vị luật sư này cũng chỉ rõ 5 thách thức lớn nhất đối với ngành thuế, thứ nhất, khó khăn trong xác định danh tính người nộp thuế do không nhất thiết phải có sự hiện diện vật chất của chủ thể kinh doanh. Thứ hai, khó khăn trong xác định giao dịch làm căn cứ tính thuế. Thứ ba, khả năng xói mòn cơ sở thuế do các đơn vị tránh lập cơ sở thường trú, tối thiểu hóa phạm vi hoạt động và tài sản để giảm thu nhập chịu thuế và khai thác tối đa các điều khoản có lợi về thuế với các nước đánh thuế thấp. Thứ tư, không xác định được căn cứ đánh thuế do nguyên tắc đánh thuế hiện hành dựa trên sự hiện diện vật chất. Thứ năm, không phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế.

“Những thách thức này trước tiên đến từ những bất cập về hành lang pháp lý. Quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện chưa bao quát hết những vấn đề phát sinh trong điều kiện kinh tế số. Cùng với đó, quy định về trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay của sàn giao dịch thương mại điện tử theo ủy quyền pháp luật dân sự không khả thi. Thiếu quy định cụ thể về cung cấp thông tin của sàn giao dịch thương mại điện tử", vị luật sư nói.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 2: Vì sao nguồn thu ngân sách “chảy máu”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714461703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714461703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10