Tạo việc làm và thu nhập tốt cho người khuyết tật là hành động vượt lên trên trách nhiệm xã hội, trở thành giá trị bền vững mà doanh nghiệp mong muốn đóng góp cho xã hội.
>>>“Bà đỡ” của người khuyết tật
“ESG - Cơ hội và thách thức việc làm cho người khuyết tật” là diễn đàn đầu tiên đề cập tới cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người khuyết tật gắn với xu thế ESG phát triển bền vững. Không chỉ hướng đến việc tìm kiếm và kết nối các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật mà các cơ quan có liên quan đã xây dựng hệ sinh thái đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề cho người khuyết tật, kết nối với doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng sử dụng lao động khuyết tật.
So với nam giới không khuyết tật, khả năng được tuyển dụng của phụ nữ khuyết tật thấp hơn hai lần. Từ thực tế này, hơn 3 triệu phụ nữ khuyết tật Việt Nam không có việc làm trong những những lĩnh vực việc làm phổ biến.
Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Việt Nam có hơn 7 triệu người khuyết tật. Những năm gần đây, việc dạy nghề, tạo ra cơ hội việc làm để người khuyết tật hòa nhập xã hội đã nhận được nhiều sự quan tâm. Khoảng 31,7% người khuyết tật trung bình và 7,8% người khuyết tật nặng (những người mất một phần hoặc suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng làm việc) có việc làm.
Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn chưa được tiếp cận các cơ hội giáo dục và việc làm một cách công bằng và đầy đủ. Số người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 6,5% ; 93,4% không có chuyên môn. Doanh nghiệp chưa thực sự chú ý và quan tâm tới việc mang đến cơ hội việc làm hay chương trình tư vấn cho cộng đồng người khuyết tật còn hạn chế.
Trong khi đó, nhiều người khuyết tật có khả năng và năng lực vượt trội để đảm nhận những vị trí công việc bình thường. Cùng với sự phát triển của công nghệ, điều doanh nghiệp cần làm là không chỉ tạo ra cơ hội cho người khuyết tật tiếp cận với chương trình đào tạo, giáo dục và tuyển dụng bình đẳng với người không khuyết tật, mà còn cân nhắc tới những nhu cầu đặc biệt của họ trong môi trường làm việc như lối đi, khu vệ sinh... để người khuyết tật có cơ hội phát triển trong công việc.
Trước thực trạng trên, tại diễn đàn, Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ Phát triển Quyền năng Phụ nữ (VBCWE) - đơn vị tổ chức và các đối tác kỳ vọng được đồng hành cùng các doanh nghiệp tiên phong tạo điều kiện đào tạo, hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động.
Sự đồng hành này được thúc đẩy khi doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình nhằm phá bỏ định kiến và sự phân biệt thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo kỹ năng… Với hành động này, doanh nghiệp định vị lại các giá trị phi tài chính gắn với giá trị Xã hội (S - social values) trong phát triển bền vững ESG.
>>>VCCI Thanh Hóa: Đào tạo Khởi sự kinh doanh dành cho người khuyết tật
Bên cạnh đó, thúc đẩy các hình mẫu giúp cộng đồng người khuyết tật, đặc biệt là những người khuyết tật nữ tự tin trong môi trường làm việc; giúp nhà tuyển dụng tối ưu hóa các nền tảng công nghệ hỗ trợ (internet, AI, IT) để bắt nhịp với xu thế việc làm trong hiện tại và tương lai.
Đặc biệt, doanh nghiệp và các bên liên quan nhận diện rõ vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ tìm kiếm việc làm và kết nối cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập cho cho người khuyết tật. Nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng sáng kiến kiến tạo hệ sinh thái cho người khuyết tật.
Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch VBCWE cho biết: Người khuyết tật cần được nhìn nhận là một lực lượng lao động tiềm năng của xã hội thay vì là đối tượng ưu tiên. Điều này có nghĩa là mọi doanh nghiệp cần quan tâm thực sự đến tạo việc làm cho người khuyết tật, đặc biệt là những phụ nữ khuyết tậtđể họ được cơ hội việc làm bình đẳng như nhau.
Về phía doanh nghiệp, theo bà Hà Thu Thanh: tạo cơ hội việc làm và thu nhập tốt cho người khuyết tật, hỗ trợ họ tham gia hệ sinh thái việc làm là hành động vượt lên trên trách nhiệm xã hội, trở thành giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đóng góp, gắn với chữ S (Social Values) trong ESG.
Đại diện VBCWE cam kết tình nguyện đồng hành để kiến tạo hệ sinh thái việc làm cho người khuyết tật. Trong đó, các doanh nghiệp cùng nhau chung tay hành động. Mỗi nhóm doanh nghiệp đóng vai trò như một mắt xích trong tiến trình đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng sống, tuyển dụng lao động và tài trợ chi phí để mang đến cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
Việc kết nối các đơn vị mong muốn tuyển dụng người khuyết tật với doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ, đào tạo người khuyết tật và trung tâm đào tạo cho người khuyết tật sẽ tạo ra mối liên hệ mạnh mẽ hơn trong chiến lược ESG của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ 7 doanh nghiệp niêm yết trong rổ VN100 có báo cáo đầy đủ về ESG
14:20, 27/11/2023
TGĐ VinaCapital: Doanh nghiệp cần tuân thủ ESG để dễ tiếp cận vốn
13:13, 23/09/2023
Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 nhận các hỗ trợ lên tới 2 tỷ đồng
13:01, 08/09/2023
PwC: Chỉ có 35% các doanh nghiệp niêm yết thiết lập kế hoạch ESG
17:06, 30/08/2023
ESG: Quyền năng và trách nhiệm của doanh nghiệp
10:30, 29/06/2023
Việt Nam lần đầu tiên có quỹ mở đầu tư cổ phiếu theo chuẩn ESG
18:00, 08/06/2023
ESG - điều kiện thu hút FDI chất lượng cao
03:00, 05/06/2023
Những lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp đầu tư cho ESG
03:00, 05/05/2023
Doanh nghiệp “ngại” ESG nếu không có cơ chế khuyến khích
02:30, 12/04/2023
Sáng kiến ESG hỗ trợ doanh nghiệp Việt thích ứng tiêu chuẩn quốc tế
12:21, 08/04/2023
Đầu tư ESG và những vấn đề của doanh nghiệp
11:20, 23/02/2023
Thách thức nào khiến doanh nghiệp khó tiếp cận ESG?
12:00, 28/01/2023