Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu đã cáo buộc rằng ba công ty đa quốc gia lớn của Mỹ đã mua 17 triệu ha đất đắc địa của Ukraine. Sự thật ra sao?
>>>Chiến sự Nga- Ukraine: Những điều chưa từng có tiền lệ!
Thực tế là những tin đồn về việc bán “một nửa Ukraine cho Monsanto, Cargill và Dupont” như vậy đã được đồn đoán trước đây bằng một thuyết âm mưu mà ở đó người ta đang đặt tầm ngắm đến một số nhà tài phiệt và giới tinh hoa tài chính toàn cầu, bao gồm Warren Buffett, Bill Gates và các quỹ đầu tư Blackstone, BlackRock và Vanguard.
“Không có lửa, làm sao có khói”?
Trong vài năm nay, một loạt báo cáo của đài quan sát kinh tế Viện Oakland đã ghi lại những lợi ích kinh tế vĩ mô đã khiến Ukraine, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trở thành đối tượng tranh cãi gay gắt kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Ukraine thời hậu Xô Viết, với 32 triệu ha đất đen trù phú và màu mỡ, có diện tích tương đương một phần ba tổng số đất nông nghiệp hiện có ở Liên minh châu Âu. Với sự kết thúc của quá trình tập thể hóa xã hội chủ nghĩa, một số lượng lớn chưa từng có đất nguyên khai đã phát huy tác dụng khi được đưa ra thị trường, một xu hướng tiềm năng “rất ngon miệng” cho các ngân hàng và các công ty kinh doanh nông nghiệp đa quốc gia.
Xét cho cùng, Ukraine được coi là “vựa bánh mì của châu Âu”, với sản lượng hàng năm 64 triệu tấn ngũ cốc và hạt, nằm trong số các nhà sản xuất lúa mạch, lúa mì và dầu hướng dương lớn nhất thế giới (Ukraine chiếm khoảng 30% thế giới). Jeff Rowe, giám đốc tập đoàn DuPont phụ trách châu Âu, đã từng mô tả đất nước này là “một trong những thị trường nông sản phát triển nhanh nhất trên thế giới”.
Nhưng, trên thực tế, Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi “liệu pháp sốc” của sự phục hồi tư bản chủ nghĩa ở Đông Âu và chính nước Nga, như nhà kinh tế học người Anh Michael Roberts đã từng nhận định. Đất nước Ukraine đã bị chia rẽ thành hai phe đối lập: Một bên là Nga và một bên là phương Tây. Cả hai đã “giằng xé” đất nước này bằng các gói “hỗ trợ” cạnh tranh có ràng buộc, nhằm mục đích giữ Ukraine trong phạm vi ảnh hưởng tương ứng của họ.
Với các sự kiện ở Maidan năm 2014, phe phương Tây chiếm ưu thế, trong khi Nga trả đũa bằng cách chiếm Crimea và tiến hành chiến tranh ở Donbass. Và những phát triển này đã đánh dấu sự khởi đầu của việc “sáp nhập” Ukraine vào khu vực kinh tế Châu Âu - Đại Tây Dương, bằng sự tiếp quản doanh nghiệp của ngành nông nghiệp Ukraine, trong đó giải thích về sự thúc đẩy gấp gáp của các tổ chức tài chính phương Tây đối với việc “mở cửa khu vực nông nghiệp rộng lớn của quốc gia cho các tập đoàn nước ngoài”.
Từ phương Tây, vũ khí và tiền bạc dưới dạng các gói hỗ trợ được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) “bơm” cho Ukraine. Như thường lệ, tiền được gắn chặt với các cải cách mà Ukraine bắt buộc phải thực hiện, tất cả đều dưới ngọn cờ hạn chế tài chính và thắt lưng buộc bụng. Ví dụ, ngay từ năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp một khoản vay 89 triệu đô la Mỹ để phát triển chương trình chứng thư và quyền sở hữu đất đai cần thiết cho việc thương mại hóa đất thuộc sở hữu nhà nước và hợp tác xã Ukraine.
Đặc biệt, bất chấp lệnh cấm bán đất cho người nước ngoài, cho đến năm 2016, mười tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia đã nắm quyền kiểm soát 2,8 triệu ha đất của Ukraine. Nhưng, một số ước tính còn cho rằng đó chưa phải là con số chính xác, mà con số phải lên đến 6 triệu ha hiện đang nằm trong tay các công ty nước ngoài và các công ty Ukraine có vốn nước ngoài với tư cách là cổ đông.
Thực tế là lệnh cấm bán đất cho người nước ngoài đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ, IMF và WB nhiều lần kêu gọi xóa bỏ, cuối cùng đã bị chính phủ Zelensky bãi bỏ vào năm 2020, trước cuộc trưng cầu dân ý cuối cùng về vấn đề này dự kiến vào năm 2024.
>>>Ukraine sẽ tấn công để giành lại bán đảo Crimea?
>>>Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu
Sự thật ra sao?
Một phân tích của Tổ chức Open Democracy Published được công bố vào tháng 10 năm ngoái đã tiết lộ rằng, 10 công ty tư nhân đang kiểm soát 71% thị trường nông sản Ukraine, bao gồm giới tài phiệt Ukraine, các tập đoàn đa quốc gia như Archer Daniels Midland (ADM), Bunge, Cargill, Louis Dreyfus và công ty nhà nước Trung Quốc COFCO.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Viện Oakland, danh sách này hiện cũng bao gồm các tập đoàn đa quốc gia như Kernel có trụ sở tại Luxembourg, công ty NCH Capital của Mỹ, Saudi-based Continental Farmers có trụ sở tại Ả Rập Xê Út và French AgroGenerations.
Trong danh sách dài này, các công ty châu Âu đặc biệt nổi bật, và vai trò của EU ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi ký kết hiệp định liên kết kinh tế giữa Ukraine và EU có hiệu lực vào năm 2017. Thỏa thuận đó, bị Nga cáo buộc rằng EU đã đi “cửa sau” để tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập của các công ty đa quốc gia phương Tây trên các cánh đồng của Ukraine.
Có một thực tế là, việc phát triển kinh doanh nông nghiệp ở Ukraine và Đông Âu là một phần trong kế hoạch chiến lược của Ủy ban châu Âu nhằm thúc đẩy “cây trồng protein” và chuyển đổi sản xuất ở những khu vực này sang chủ yếu là đậu tương, mà việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của EU vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu từ Argentina và Brazil.
Như vậy là, bất kể truyền thông phương Tây đang lên tiếng phủ nhận, nhưng không thể loại trừ trường hợp phần lớn đất nông nghiệp Ukraine đã thuộc về các tập đoàn đa quốc gia của khu vực này.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Những điều chưa từng có tiền lệ!
05:00, 30/07/2022
Ukraine phản công ở Kherson, Nga chống đỡ kiểu gì?
04:00, 29/07/2022
Ukraine dồn lực chiếm lại Kherson từ Nga
15:08, 28/07/2022
Kịch bản nào kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?
05:10, 28/07/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ai “vẽ đường cho hươu chạy”?
05:10, 26/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Vũ khí Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện?
04:30, 26/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine ngăn cản G20 tìm tiếng nói chung
13:39, 25/07/2022