Thực phẩm bẩn: Lương tâm là khái niệm… mơ hồ?

Diendandoanhnghiep.vn Đừng vì suy nghĩ "khuất mắt trông coi" mà lựa chọn thực phẩm, đồ ăn với tư tưởng buông xuôi ý thức bảo vệ sức khỏe.

Những năm gần đây, thị trường thực phẩm của Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Người dân có thể dễ dàng mua được rất nhiều loại phụ gia ở một số chợ đầu mối hay các cửa hàng nhỏ lẻ. Thế nhưng chất lượng an toàn đến đâu vẫn là dấu hỏi lớn khi hầu hết trên bao bì những sản phẩm toàn là chữ nước ngoài, rất hiếm khi thấy xuất hiện tem nhãn phụ.

Các gói bột để pha đồ uống không nhãn mác, không nguồn gốc

Các gói bột để pha đồ uống không nhãn mác, không nguồn gốc (Công an thành phố)

Chỉ cần một chút bột trà, thêm chút thạch cùng ít trân châu… là đã có một ly trà sữa béo ngậy mà giới trẻ “phát cuồng”. Điều đáng sợ là những nguyên liệu này đều được mua cân ở chợ với giá rất rẻ. Để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ. Riêng bột béo, có đủ nguồn gốc như Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan… trong đó, loại bột béo của Thái và Đài Loan được chuộng nhiều nhất vì độ béo cao, thơm ngậy. Tất cả sản phẩm đều không hề có nhãn phụ, thông tin nhà phân phối nên nguồn gốc rất “lửng lơ con cá vàng”.

Mặc dù đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo, nguyên liệu chế biến trà sữa rất quan trọng, nếu không rõ nguồn gốc thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, những chất cấm để làm phụ gia như: plastic, hóa chất lạ có arsenic, sulfate sodium, đường hóa học, dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans… Nhưng những cảnh báo này vẫn không làm trà sữa “giảm nhiệt”, tại nhiều cửa hàng vẫn tấp nập người mua.

Mới đây, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (Công an TP Hải Phòng) và Công an quận Lê Chân phối hợp Đội quản lý thị trường số 6 vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở tại số 1A/188 Chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, phát hiện lượng lớn chất phụ gia chuyên dùng để chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Tại cơ sở này, lực lượng chức năng đã phát hiện 68 thùng các tông chức máy móc, phụ kiện liên quan đến chế biến thực phẩm có in nhãn mác chữ nước ngoài. Cụ thể, có 18 thùng và 5 bao chứa chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (tổng trọng lượng khoảng 450kg) như: trà sữa, nước trái cây...

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nghiêm Thị Dung (đại diện cơ sở) cho biết đã mua số hàng trên từ nhiều nguồn khác nhau về kinh doanh kiếm lời. Tuy nhiên, bà Dung không xuất trình được giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng hóa trên. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật để tiếp tục điều tra.

Máy pha chế bị bắt giữ

Máy pha chế bị bắt giữ

Theo các chuyên gia, nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu trong thời gian dài sẽ tích tụ, gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu. Thử tưởng tượng, nếu 450kg chất phụ gia trên chót lọt ra thị trường thì hậu quả sẽ thế nào?

Chắc hẳn, người dân Hải Phòng thời gian qua không tránh khỏi hoang mang khi hơn 40 học sinh tiêu học Quốc Tuấn (An Dương, Hải Phòng) bị ngộ độc sau khi uống nước ngọt được cô giáo chủ nhiệm mang tới.

Được biết, lúc 15h30 ngày 15/5, tại lớp 5B, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hạnh mang một thùng nước ngọt từ nhà đến lớp cho học sinh uống giải khát.

Khoảng 40 phút sau, gần 30 em xuất hiện triệu chứng đau đầu và đau bụng nên cô Hạnh và nhà trường đưa các em đến Trạm y tế xã sơ cứu. Đến 17h15 chiều cùng ngày, thêm 17 em được chuyển đến Trung tâm y tế huyện An Dương; 3 em ngộ độc nặng hơn được chuyển sang Bệnh viện nhi Hải Phòng điều trị.

Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh cho biết, thùng nước ngọt được con gái cô đặt mua trên mạng, sản phẩm vẫn còn hạn sử dụng, cụ thể thông tin ghi rõ ngày sản xuất ghi là 16/9/2019, hạn sử dụng là 15/6/2020. Thấy thời tiết nóng nực, cô mang đến lớp cho học sinh uống với ý tốt, không ngờ xảy ra sự việc.

Theo thông tin trên chai nước ngọt các cháu học sinh đã uống trước khi nhập viện có ghi “nước tăng lực Warrior Sirawberry” của nhà sản xuất Tân Quang Minh. Lần theo sự chỉ dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh, thông tin chúng tôi được biết, mỗi thùng 24 chai thể tích 330ml được bán trên mạng có giá giao động từ 168.000đ-171.000đ/1 thùng 24 chai. Sản phẩm được quảng cáo là nước tăng lực có gas với hương vị dâu thơm ngon, có chứa nhân sâm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất...

Đây có thể được coi là bài học “để đời” cho người tiêu dùng khi mua đồ uống, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Lương tâm giờ đây có lẽ là khái niệm mơ hồ. Không còn lựa chọn nào khác, người tiêu dùng buộc phải thông thái để tự cứu mình. Đừng vì suy nghĩ "khuất mắt trông coi" mà lựa chọn thực phẩm, đồ ăn với tư tưởng buông xuôi ý thức bảo vệ sức khỏe.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm bẩn: Lương tâm là khái niệm… mơ hồ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714045607 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714045607 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10