Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Cuộc gặp đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình

Diendandoanhnghiep.vn Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong 4 giờ ở California, hai bên cam kết giảm căng thẳng và ngăn cạnh tranh Mỹ - Trung biến thành xung đột.

>>  Quan hệ Mỹ - Trung và tín hiệu từ APEC 2023

Tổng thống Biden (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại điền trang Filoli hôm 15/11. Ảnh: Reuters

Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại điền trang Filoli hôm 15/11. Ảnh: Reuters

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng ông Tập bày tỏ mong muốn Trung Quốc và Mỹ "trở thành đối tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng chung sống hòa bình", và hai bên cần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu và AI.

Giới quan sát nhận định, thông điệp của ông Tập tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ở San Francisco, như được mô tả trong các bản tóm tắt chính thức của Trung Quốc, phản ánh những ưu tiên kép, đôi khi trái ngược nhau, của ông trong chuyến công du tới Mỹ. 

Ông Tập muốn thuyết phục Washington và thế giới rằng ông sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ, một phần là để thu hút đầu tư nước ngoài quay trở lại nhằm củng cố nền kinh tế đang suy giảm của Trung Quốc. Nhưng ông cũng muốn chứng minh cho người dân Trung Quốc thấy rằng ông đang bảo vệ mạnh mẽ lợi ích của Bắc Kinh, đồng thời đánh bóng hình ảnh cường quốc thế giới ngang hàng với Mỹ chứ không phải bên thứ yếu nhượng bộ.

Theo Fei-Ling Wang, Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Viện Công nghệ Georgia, ông Tập đã đưa ra tầm nhìn quyết đoán của mình về việc Hoa Kỳ phải chấp nhận Trung Quốc như một nước bình đẳng. "Hãy lắng nghe tôi và làm theo cách của chúng tôi, nếu không sẽ là một thảm họa”, chuyên gia này chỉ ra.

Đồng thời, ông Fei-Ling Wang nhắc tới thông điệp của ông Tập "Trái Đất đủ lớn để cả hai quốc gia thành công". Ông Wang nhận định, đây là tín hiệu rõ nhất cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thể hiện tham vọng ngày càng tăng của mình. Trong các cuộc gặp trước đây với các Tổng thống Mỹ: Barack Obama và Donald J. Trump, ông Tập đã nói với họ rằng Thái Bình Dương đủ rộng để chứa cả hai nước.

Đồng quan điểm, ông Cheng Chen, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Albany, New York nhận định: “Đó là dấu hiệu cho thấy ông Tập hiện coi Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu chứ không phải chỉ giới hạn trong khu vực. Điều này phù hợp với chính sách đối ngoại cứng rắn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong những năm gần đây”.

Khi định hình mối quan hệ theo hướng như vậy, ông Tập cũng đang tự thể hiện mình là một nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm, quan tâm đến lợi ích của tất cả các quốc gia. Điều đó phản ánh nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút các nước đang phát triển như một cách thức để đẩy lùi sự thống trị của Mỹ và định hình lại trật tự toàn cầu phù hợp hơn với lợi ích của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đóng vai trò tích cực hơn ở Trung Đông, củng cố mối quan hệ với các quốc gia Ả Rập bằng cách bày tỏ sự ủng hộ đối với người Palestine trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas. Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng bị các nước láng giềng cáo buộc về các động thái gây hấn. Lính Trung Quốc đụng độ với quân đội Ấn Độ vì tranh chấp biên giới. Tàu Trung Quốc đã bắn vòi rồng và quấy rối các tàu thuyền Philippines tại Biển Đông.

>>  APEC 2023: Tháo “ngòi nổ” căng thẳng Mỹ - Trung

Tổng thống Biden (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại điền trang Filoli hôm 15/11. Ảnh: Reuters

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đi dạo tại điền trang Filoli 

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Trung đánh dấu một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung, vốn đã xuống mức thấp nhất vào tháng 2/2023 sau khi kinh khí cầu của Trung Quốc được phát hiện trên bầu trời nước Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc, sau một loạt các cuộc đột kích và hạn chế mới đối với các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, hai bên cũng đã cho thấy nỗ lực hàn gắn khi cử nhiều quan chức cấp cao đến nước còn lại để tiến hành đàm phán với hy vọng ngăn chặn vòng xoáy đi xuống. Mặc dù hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo đã góp phần khôi phục việc liên lạc giữa quân đội hai nước, nhưng vẫn có những khác biệt lớn giữa các bên về các vấn đề cơ bản như cách xác định mối quan hệ của họ.

Washington coi mối quan hệ với Bắc Kinh là một hình thức “cạnh tranh có quản lý”, cho phép hai nước cạnh tranh với nhau về một số vấn đề như công nghệ nhưng cũng hợp tác về các lợi ích chung như biến đổi khí hậu. Trung Quốc đã bác bỏ điều này khi cho rằng cạnh tranh chỉ gieo rắc sự ngờ vực. Họ vô cùng thất vọng trước những nỗ lực của Mỹ nhằm tập hợp các đồng minh và các quốc gia khác ở châu Á để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

“Câu hỏi số một đối với chúng tôi là: Chúng ta là đối thủ hay đối tác?”, Ông Tập nói trong bữa tiệc tối với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ. Ông nói thêm, “Nếu một người coi bên kia là đối thủ cạnh tranh chính, điều đó sẽ chỉ dẫn đến việc hoạch định chính sách sai lệch, hành động sai lầm và những kết quả không mong muốn”.

Theo Amanda Hsiao, nhà phân tích cấp cao của International Crisis Group: "Trong chuyến thăm Mỹ lần này, ngôn từ của ông Tập đã giảm bớt sự hiếu chiến. Ông Tập cũng có giọng điệu nhẹ nhàng hơn thường lệ trong bữa tiệc với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hay khi ông nhắc đến những cách mà Trung Quốc và Mỹ có thể khắc phục những khác biệt'.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Cuộc gặp đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325729 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325729 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10