Thủy điện điều tiết lũ kèm mưa lớn khiến vùng trũng Quảng Nam ngập sâu

Bài và ảnh: TUẤN VỸ 18/10/2021 13:10

Vì ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài kèm theo thủy điện điều tiết lũ đã khiến nhiều khu vực Hội An, Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) bị ngập sâu.

Thông tin từ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam, các thủy điện trên địa bàn đã đồng loạt điều tiết lũ trong những ngày qua. Tại thủy điện A Vương, xã Macooih (huyện Đông Giang) ghi nhận lượng nước đổ về lòng hồ 2112 m3/s, nên đã vận hành điều tiết hồ chứa xả qua tràn 670 m3/s.

Tại thủy điện Đak Mi 4, xã Phước Xuân (huyện Phước Sơn) lượng nước đổ về lòng hồ 4139 m3/s, nên vận hành xả lũ 3138 m3/s. Thủy điện sông Bung 4, xã Tà Pơ (huyện Nam Giang) lượng nước đổ về 3403 m3/s, nên vận hành xả lũ 1029 m3/s và thủy điện sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) nước về lòng hồ 4761 m3/s nên cũng đã tiến hành xã tràn.

Mực nước lũ trên sông Vu Gia tại huyện Đại Lộc xấp xỉ đạt mức báo động III trước khi hạ thấp.

Mực nước lũ trên sông Vu Gia tại huyện Đại Lộc xấp xỉ đạt mức báo động III trước khi hạ thấp.

Nhiều khu vực tại Thị trấn Ái Nghĩa (H. Đại Lộc) bị ngập khiến người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Nhiều khu vực tại Thị trấn Ái Nghĩa (H. Đại Lộc) bị ngập khiến người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Có nơi ngập sâu đến gần 1m.

Có nơi ngập sâu đến gần 1m.

Người dân địa phương tự tìm phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.

Người dân địa phương tự tìm phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.

Vì ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài cùng với các hồ thủy điện ở thượng nguồn tỉnh Quảng Nam cùng lúc xả lũ làm mực nước trên các sông dâng nhanh khiến nhiều khu vực vùng trũng bị ngập sâu. Trong đó, khu vực Đại Lộc, Hội An,... có nơi ngập sâu đến gần 1m

Tại huyện Đại Lộc, mực nước trên sông Vu Gia khi cao nhất xấp xỉ ở mức báo động III. Nước lũ đổ về đã khiến việc di chuyển của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền huyện đã cử lực lượng chốt chặn ở các điểm nước ngập tràn qua đường để cảnh báo không cho người dân đi lại. Đồng thời, địa phương cũng đã lên phương án di dời người dân nếu mực nước vẫn còn tăng cao.

Tại TP Hội An, việc nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu.

Tại TP Hội An, việc nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu.

Nhiều tuyến đường Bạch Đằng, Lê Lợi,.. bị nước lũ tràn qua.

Nhiều tuyến đường Bạch Đằng, Lê Lợi,.. bị nước lũ tràn qua.

Địa phương đã lên phương án di dời người dân tại vùng trũng nếu như mực nước vẫn tăng cao.

Địa phương đã lên phương án di dời người dân tại vùng trũng nếu như mực nước vẫn tăng cao.

Hàng nămn vùng trũng Hội An vẫn đều đặn đón lũ nếu mưa lớn kéo dài hoặc thủy điện xả lũ.

Hàng nămn vùng trũng Hội An vẫn đều đặn đón lũ nếu mưa lớn kéo dài hoặc thủy điện xả lũ.

Tuy nhiên, đây cũng được xem như một đặc sản của khu phố cổ.

Tuy nhiên, đây cũng được xem như một đặc sản của khu phố cổ.

Lũ về bất ngờ khiến người dân vội vàng tìm cách ứng phó.

Lũ về bất ngờ khiến người dân vội vàng tìm cách ứng phó.

Tại TP Hội An, do lũ thượng nguồn đổ về kèm theo mưa lớn đã khiến mực nước sông Thu Bồn dâng cao ngập tràn vào các khu phố cổ. Trong đó, có nhiều tuyến đường như Bạch Đằng, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ bị ngập sâu từ 70cm. 

Lũ về bất ngờ khiến người dân địa phươngvội vàng tìm cách ứng phó, khẩn trương kê cao tài sản để tránh hư hỏng. TP Hội An cũng đã lên phương án để sơ tán các hộ dân ở vùng trũng thấp, đồng thời các địa phương cần chủ động triển khai phương án phòng, chống lũ.

Đối với các huyện miền núi Quảng Nam, nhiều khu vực xảy ra ngập úng và sạt lở đe dọa đến tính mạng người dân. Đặc biệt, nhiều tuyến đường bị sạt lở nặng khiến người dân không thể di chuyển.

Ghi nhận tại huyện Nam Trà My, tuyến đường Quốc lộc 40B từ Bắc Trà My lên Nam Trà My đoạn ngầm sông Trường và nước Oa nước lớn ngập sâu. Ngoài ra, còn nhiều tuyến đường khác cũng không thể lưu thông vì sạt lở gây nguy hiểm.

Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, nhiều khu vực bị sạt lở nặng ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân.

Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, nhiều khu vực bị sạt lở nặng ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân.

Các địa phương cũng đã lên phương án di dời đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Các địa phương cũng đã lên phương án di dời đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Ông Trịnh Minh Hải – Phó trưởng ban PCTT&TKCN huyện Nam Trà My cho hay trên địa bàn huyện hiện tại có 147/605 khẩu hộ có nguy cơ sạt lỡ đã sơ tán về vị trí an toàn. Trong đó, Trà Cang 15 hộ/65 khẩu, Trà Leng 100 hộ/394 khẩu, Trà Nam 15 hộ/79 khẩu, Trà Tập 14 hộ/55 khẩu, Trà Mai 02 hộ/8 khẩu, Trà Linh 01 hộ/04 khẩu.

Theo dự báo, các mực nước lũ trên sông Vu Gia tiếp tục lên đạt đỉnh ở mức báo động báo động III sau đó xuống chậm, lũ trên sông Thu Bồn có khả năng lên ở mức xấp xỉ báo động II. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét các sông suối miền núi, sạt lở đất ở sườn dốc. Nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ tại các đô thị và ngập lụt tại các vùng trũng thấp ở hạ lưu các sông như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam.

Việc các thủy điện đồng loạt xả đập kết hợp vùng với mưa kéo dài cũng đã khiến hạ du Quảng Nam bị ngập nặng. Hiện tại, các địa phương vẫn đang trong quá trình thống kê thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

  • Người từ Quảng Nam đến Đà Nẵng không cần xét nghiệm COVID-19

    Người từ Quảng Nam đến Đà Nẵng không cần xét nghiệm COVID-19

    10:01, 12/10/2021

  • Quảng Nam tìm cách thu hút nguồn lao động hồi hương

    Quảng Nam tìm cách thu hút nguồn lao động hồi hương

    01:48, 12/10/2021

  • Quảng Nam: Chờ mãi vẫn chưa thấy cầu cho dân

    Quảng Nam: Chờ mãi vẫn chưa thấy cầu cho dân

    10:08, 09/10/2021

  • Quảng Nam - Đà Nẵng nới lỏng việc di chuyển cho người tiêm đủ liều vaccine

    Quảng Nam - Đà Nẵng nới lỏng việc di chuyển cho người tiêm đủ liều vaccine

    08:58, 09/10/2021

  • Quảng Nam: Dân đi đường vòng vì cầu thi công dang dở

    Quảng Nam: Dân đi đường vòng vì cầu thi công dang dở

    08:42, 06/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủy điện điều tiết lũ kèm mưa lớn khiến vùng trũng Quảng Nam ngập sâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO