Tiền kỹ thuật số: Nguy cơ - lợi ích, bên nào nặng hơn?

Diendandoanhnghiep.vn Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc đã sẵn sàng ra mắt, còn tại Việt Nam, chưa rõ thời điểm nào sẽ có khung pháp lý thực sự cho lĩnh vực này.

Hiện nhiều ngân hàng trung ương các nước đang trong giai đoạn thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Động lực để các ngân hàng nhắm tới việc sử dụng CBDC là khác nhau. Cả các quốc gia ở nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế phát triển đều đang xem xét sử dụng CBDC và giảm dần sử dụng tiền mặt.

Việt Nam, Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác đều cho rằng tiền số là nguy cơ thách thức lớn cho chính sách tiền tệ quốc gia hơn là đem đến lợi ích cho nền kinh tế và các dịch vụ tiêu dùng

Việt Nam, Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác đều cho rằng tiền số là nguy cơ thách thức lớn cho chính sách tiền tệ quốc gia hơn là đem đến lợi ích cho nền kinh tế và các dịch vụ tiêu dùng

Tại Trung Quốc, cụ thể là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã tiến hành nghiên cứu tiền kỹ thuật số từ cách đây 5 năm trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung. Tuy nhiên chỉ đến khi Facebook công bố kế hoạch ra mắt tiền kỹ thuật số Libra thì Trung Quốc mới thực sự vào cuộc.

Ông Changchung - Phó Giám đốc bộ phận thanh toán của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, ngân hàng này đã công bố tại cuộc họp Finance China ngày 10/8 và khẳng định: “Đồng tiền kĩ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phát triển từ năm 2014 và giờ có thể nói là sẵn sàng ra mắt”.

Mặc dù vậy, đồng tiền ảo mà Trung Quốc tạo ra không giống như các đồng tiền ảo thông thường, nó sẽ có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều, không hẳn chỉ dựa vào nền tảng Blockchain tuyệt đối minh bạch như các đồng tiền ảo trước đó.

Tiền số của Trung Quốc tạo ra sẽ dựa vào sự phân chia hai cấp. “Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là cấp trên và các ngân hàng thương mại là cấp dưới. Hệ thống phân phối kép này phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc. PBoC có thể sử dụng các nguồn lực hiện có để huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại và cải thiện việc chấp nhận tiền kỹ thuật số”, ông Changchung chia sẻ.

Với đồng tiền này, Trung Quốc sẽ có các đối sách để chống lại những nguy cơ của tiền ảo đối với chính sách tiền tệ quốc gia, dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới nhằm chi phối và thao túng tiền tệ trên thế giới.

Đồng thời, mục đích đồng tiền này cũng có sự khác biệt, một mặt giúp Chính phủ Trung Quốc đối phó với quy mô khủng khiếp của nền kinh tế và dân số quốc gia này, mặt khác sẽ là đối trọng với các thách thức lớn đến từ những thế lực mới như Libra, mà ẩn chứa đằng sau là sức mạnh của đồng USD.

Nó lại càng có ý nghĩa hơn khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang trong giai đoạn nóng bỏng nhất từ trước đến nay.

Tuy vậy, cũng trong cuộc họp Finance China, Chủ tịch của UnionPay – Shaofu Jun lại nói rằng, mục tiêu đồng tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ khó đạt được. Mặc dù PBoC có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch xuyên biên giới nhưng việc thiếu quy trình hoạt động rõ ràng và khung pháp lý về tiền điện tử ở Trung Quốc sẽ là thách thức lớn cần phải khắc phục.

Nhìn lại, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước chưa công nhận tính hợp pháp của tiền kỹ thuật số. Nhưng thị trường hoạt động của các loại tiền ảo vô cùng sôi động. Theo thống kê từ các trang tin, sàn giao dịch tiền ảo dẫn đầu thế giới thì Việt Nam hiện nằm trong Top 3 hoặc 4 quốc gia dẫn đầu về lượng truy cập. Bên cạnh đó, thống kê của trang coin.dance, Việt Nam cũng có mặt trong số các nước có lượng giao dịch hàng đầu thế giới. Chưa rõ thời điểm nào Việt Nam sẽ có khung pháp lý thực sự cho lĩnh vực này. 

Chia sẻ với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đinh Hồng Sơn - Tổng Giám đốc công ty FinanceX nhận định rằng: Thực tế thì Việt Nam, Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác đều cho rằng tiền số là nguy cơ thách thức lớn cho chính sách tiền tệ quốc gia hơn là đem đến lợi ích cho nền kinh tế và các dịch vụ tiêu dùng.

Vì vậy các hoạt động, nghiên cứu để Chính phủ đưa ra khung pháp lý đều xoay quanh những yếu tố như làm sao để siết chặt hay kiểm soát các đồng tiền ảo xuất hiện, cấm các hoạt động mua bán sử dụng tiền ảo. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, công nghệ Blockchain - xương sống của tiền ảo là xu thế tất yếu và thực sự cần thiết cho các ứng dụng giúp ích cho nền kinh tế trong tương lai gần.

Sự tồn tại của tiền ảo trong nhiều khía cạnh khác nhau cũng đem đến rất nhiều lợi thế trong xu hướng phát triển chung của kinh tế số cùng với thời kỳ lớn mạnh về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Cũng theo ông Sơn, Chính phủ Việt Nam nên có các ứng xử hợp lý để phù hợp với xu thế phát triển nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý. Một số điểm quan trọng như: Nên kết hợp, khuyến khích các tổ chức, công ty, nhóm công nghệ liên quan đến blockchain, tiền ảo... cùng đóng góp ý tưởng để xây dựng nên các quy định, sớm ban hành khung pháp lý phù hợp. Điều này giúp cho các đơn vị liên quan biết được phạm vi họ có thể nghiên cứu, ứng dụng tiền ảo vào trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ cho xã hội 

Đồng thời, nên có định nghĩa khái niệm về tài sản số, phân biệt rõ tiền ảo là phương thức thanh toán hay là hàng hóa. Điều này rất quan trọng để xác định chính sách, chế tài pháp lý với khái niệm tiền ảo”, ông Sơn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền kỹ thuật số: Nguy cơ - lợi ích, bên nào nặng hơn? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714067848 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714067848 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10