Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp

THÙY LINH 24/10/2023 15:00

Trong thời gian tới, cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp như: đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng, đẩy nhanh hoàn thế VAT.

>> Tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa Bến Tre và TP. Hồ Chí Minh

Các đại biểu thảo luận ở tổ

Các đại biểu thảo luận ở tổ.

Thảo luận về kinh tế-xã hội, tải chính ngân sách, đầu tư công sáng nay 24/10, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp chung của tình hình thế giới, nhưng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, năng động, quyết liệt của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp, kinh tế cả nước phục hồi dần qua các quý và tăng trưởng tương đối tốt trong khu vực.

GDP 9 tháng tăng 4,24%, giải ngân đầu tư công hơn 52%, xuất siêu hơn 15 tỉ USD, lạm phát được kiểm soát, chính sách tài khóa, tệ phát huy hiệu quả; nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhất là đường cao tốc hoàn thành đưa vào sử dụng; hoạt động đối ngoại hiệu quả, nâng tầm.

đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, vẫn còn một số hạn chế mà Chính phủ cần tập trung giải quyết. 

Thứ nhất, phải tháo gỡ thực chất khó khăn của doanh nghiệp, như: tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng, ngân hàng thừa vốn nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay do thủ tục, thế chấp bằng tài sản, bất động sản; tỉ giá tăng làm các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng gặp khó; giá bán tăng, thiếu cạnh tranh và ảnh hưởng người tiêu dùng. Doanh nghiệp vẫn vay ngoại tệ nhập khẩu với mức lãi suất cao; Cần hoàn thế VAT nhanh hơn cho doanh nghiệp.

Thứ hai là đầu tư công, tỉ lệ giải ngân còn thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như: chính sách đền bù GPMB, thủ tục, giá và nguồn nguyên vật liệu xây dựng… Riêng nguồn vốn nước ngoài giải ngân thấp do phải tuân thủ hiệp định vay, 1 phần phải tuân thủ bên tài trợ, nên chăng Chính phủ không nên giao nguồn vốn này như nguồn trong nước mà phải theo Hiệp định và tiến độ thực hiện theo cam kết 2 bên. Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị, nên gia hạn giải ngân vốn đầu tư chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đến hết 2024.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, sinh kế, việc làm là quan trọng đối với người dân.

Thứ ba, Chính phủ nên quan tâm đến chỉ tiêu tạo việc làm ở cấp tỉnh hơn là đánh giá tỉnh đó qua tăng trưởng GRDP. Sinh kế, việc làm là quan trọng hơn tăng trưởng mà không mang lại tác động cho người dân.

Vấn đề cuối là Chính phủ quan tâm đến việc cải cách hành chính. Nhiều quy định thay đổi cùng lúc liên quan đến cấp giấy tờ, quyền sở hữu của dân... người dân thiếu thông tin, phải đi lại nhiều lần, chờ đợi... Do đó, mọi thay đổi phải có lộ trình, từng bước áp dụng và thông tin rõ ràng để người dân biết, thực hiện, tránh chỉ vì cục bộ ở một vài bộ, ngành, địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua giảm lãi suất cho vay

    ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua giảm lãi suất cho vay

    11:19, 31/05/2023

  • Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn: Tạo cơ chế đặc thù trong triển khai 2 dự án đường vành đai

    Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn: Tạo cơ chế đặc thù trong triển khai 2 dự án đường vành đai

    15:37, 10/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO