Tiki đang đứng ở đâu trong "làng" thương mại điện tử?

Diendandoanhnghiep.vn Quý 4/2018, Tiki đứng thứ 2 trong nhóm 4 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, gồm Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Tiki đã bị vượt mặt, tụt xuống vị trí thứ 4.

Kết thúc năm 2019, nhóm "tứ đại gia" của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được xác định là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Quy mô thị trường đạt tới 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 81% - nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á.

 Từ vị trí số 2 trong giai đoạn quý 4/2018 đến quý 2/2019, Tiki tụt xuống vị trí thứ 3 trong quý 3/2019 và tụt tiếp xuống vị trí thứ 4 trong quý 4/2019.

Từ vị trí số 2 trong giai đoạn quý 4/2018 đến quý 2/2019, Tiki tụt xuống vị trí thứ 3 trong quý 3/2019 và tụt tiếp xuống vị trí thứ 4 trong quý 4/2019.

Theo số liệu quý 4/2019 của Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam do iPrice Group vừa công bố, Shopee tiếp tục là trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, đạt 38 triệu lượt. So với quý 3/2019, lượng truy cập của Shopee tăng 10% và là lần tăng đầu tiên sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.

Sendo sau khi trải qua 5 quý tăng trưởng thần tốc đã có dấu hiệu chững lại, khi lượng truy cập giảm 12%, đạt 27,2 triệu lượt. Sendo vẫn giữ vị trí thứ 2, nhưng khoảng cách với cái tên thứ 3 là Lazada không đáng kể.

Trong quý 4/2019, Lazada đạt 27 triệu lượt truy cập. Tương tự như Shopee, lượng truy cập của Lazada cũng tăng trở lại so với quý 3/2019 sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.

Sụt giảm mạnh nhất thời gian vừa qua là Tiki. Từ vị trí số 2 trong giai đoạn quý 4/2018 đến quý 2/2019, Tiki tụt xuống vị trí thứ 3 trong quý 3/2019 và tụt tiếp xuống vị trí thứ 4 trong quý 4/2019. So với thời kỳ đỉnh cao là quý 4/2018, lượng truy cập của Tiki đã giảm 32%.

Theo xếp hạng trên các thiết bị smartphone, 4 cái tên dẫn đầu chính là 4 ông lớn thương mại điện tử. Dẫn đầu vẫn là Shopee, thứ hai là Tiki, thứ ba là Lazada và thứ tư là Sendo.

Trong năm 2019, Tiki đã có 2 lần tăng vốn vào tháng 6 và tháng 12. Hai cổ đông chính hiện vẫn là VNG (24,6%) và JD.com (21,9%). Các cổ đông đáng kể khác gồm có Ubiquitous Traders Pte Ltd (gần 9%), CyberAgent, STIC, Sumitomo…Báo cáo tài chính của VNG cho biết, giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki đã về 0, hệ quả của việc đốt tiền nhằm chiếm lấy thị trường.

Theo iPrice, các công ty thương mại điện tử nội địa Việt Nam có một phần lợi thế nhờ dân số trẻ, đội ngũ công nghệ có tài. Người dân cũng tiếp cận với thương mại điện tử quốc tế muộn và ít hơn so với các nước trong khu vực (do rào cản ngôn ngữ). Trong bối cảnh đó, việc các công ty thương mại điện tử nội địa như Tiki và Sendo manh nha từ sớm giúp họ có lợi thế của những người đi đầu.

Nhìn lại thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ lúc khai sơ, Lazada bước chân vào Việt Nam từ năm 2012 và khánh thành nhà kho đầu tiên năm 2013. Lazada được nhắc đến là người dẫn đầu, bỏ xa nhiều công ty thương mại điện tử khác về lượng truy cập tại Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2016, việc Alibaba chi tiền nắm quyền chi phối Lazada đã kéo theo sự thay đổi ban lãnh đạo và chiến lược kinh doanh mới, khiến họ mất vị trí đầu bảng. Lazada bắt đầu nhường ngôi nhất cho Shopee và lượng truy cập có xu hướng giảm, bị các đối thủ nội địa như Tiki, Sendo và cả Thế Giới Di Động vượt qua.

Năm 2018, không còn ai nói về Lazada với ngôi vị dẫn đầu nữa mà họ chỉ nằm trong top 5 công ty thương mại điện tử tại Việt Nam, nếu xét về lượng truy cập. Trong khi đó, người bạn ngoại quốc - Shopee tăng tốc nhanh chóng và giữ vị trí dẫn đầu về lượng truy cập trong 1,5 năm trở lại đây.

Đồng thời, ba công ty nội địa là Tiki và Sendo và Thế Giới Di Động - với thế mạnh của việc hiểu chính người dân nội địa, lần lượt đổi chỗ cho nhau trong bảng xếp hạng Top 5 tại Việt Nam và cũng nằm trong top 10 website thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất Đông Nam Á năm 2019.

Xếp hạng các trang thương mại điện tử theo lượng truy cập. Ảnh: iPrice Group

Xếp hạng các trang thương mại điện tử theo lượng truy cập. Ảnh: iPrice Group

Xét riêng về sàn thương mại điện tử (website bán hàng cho bên thứ ba) thì Tiki và Sendo là đơn vị nội địa nhiều tiềm năng nhất, đối chọi lại với hai công ty toàn cầu Lazada và Shopee. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2019, Sendo và Tiki được Google đánh giá là có tiềm năng trở thành những kỳ lân công nghệ trong tương lai.

Xuất phát từ một trang bán sách trực tuyến được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010, Tiki "nối gót" bước đi của Amazon, chuyển mình thành một sàn thương mại điện tử bán hàng cho cả các bên thứ ba. Sau khi nhận khoản đầu tư hàng chục triệu USD vào cuối 2017, Tiki bứt tốc mạnh từ cuối năm 2018 trước khi có phần chậm lại từ cuối 2019.

Còn Sendo, mặc cho hầu hết sàn thương mại điện tử dẫn đầu như Shopee, Lazada, Tiki đang giành phân khúc thành thị, họ lại hướng tới những người tiêu dùng ở vị trí ngoại thành và nông thôn.

Gần đây, giới trong ngành có những suy đoán về Tiki và Sendo về chung một nhà, xuất phát từ nguồn tin DealstreetAsia cho biết họ đang đàm phán về việc sáp nhập. Tiki vốn có thế mạnh ở thành thị, Sendo lại có lợi thế riêng biệt với tệp khách ở vùng nông thôn và nhà bán hàng nội địa. Vẫn chưa rõ khả năng bắt tay, nhưng CEO iPrice nhận định nếu điều này xảy ra, đó là một bước đi tốt để những tay chơi nội địa hợp lực để đấu lại với hai gã khổng lồ nhiều tiền Shopee và Lazada.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiki đang đứng ở đâu trong "làng" thương mại điện tử? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714163737 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714163737 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10