Tối ưu hoá công nghệ trong quản lý thuế thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia khuyến nghị có thể thành lập Trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao thuộc Tổng cục Thuế, để làm đầu mối triển khai hệ thống phần mềm quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

>> Cần đơn giản hóa việc xác định dòng thuế và thuế suất với hàng hoá thương mại điện tử

Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế được Chính phủ ban hành mới đây, chủ sở hữu sàn thương mại điện tử (TMĐT) chỉ có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin người bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn, gồm tên người bán; mã số thuế, mã số định danh cá nhân (hoặc chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu); địa chỉ, điện thoại; doanh thu qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn…

Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế được Chính phủ ban hành mới đây, chủ sở hữu sàn thương mại điện tử (TMĐT) chỉ có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin người bán hàng hóa

Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, chủ sở hữu sàn thương mại điện tử  chỉ có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin người bán hàng hóa mà không cần phải nộp thuế thay

Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,... sẽ cung cấp thông tin định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu.

Trước đó, Bộ Tài chính từng nhiều lần đưa ra đề xuất sàn TMĐT được ủy quyền để nộp thuế thay cho những người tham gia sàn, có như vậy mới cấp phép để sàn thương mại điện tử hoạt động. Tuy nhiên, đề xuất này nhiều lần vấp phải sự phản đối với lý do sàn thương mại điện tử giống như "chợ", là trung gian kết nối nên không thể bắt chủ "chợ" nộp thay người bán.

Hơn nữa, giao dịch thanh toán hàng vẫn chủ yếu bằng tiền mặt nên sàn chỉ nắm được doanh thu còn dòng tiền chưa chắc về sàn. Ông Tuấn Hà, Uỷ viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho hay, việc thu thuế qua sàn gặp khó khăn do có nhiều nguyên nhân như: Thứ nhất, các sàn TMĐT chưa có khả năng biết được mã số thuế, mức thuế ưu đãi của từng mặt hàng trên thị trường. Thứ hai, chưa có hệ thống kết nối với cơ quan thuế để khai báo và nộp hộ cũng như kiểm tra xem cái nào phát sinh doanh thu, cái nào không, trong khi thương mại điện tử Việt Nam còn có những sản phẩm thu tiền khi bán hàng bằng hình thức COD, chứ không chỉ thanh toán qua hệ thống thương mại điện tử. “Nếu các sàn bắt buộc nộp thuế thay thì cũng không khác nào yêu cầu ngân hàng phải nộp thuế thay”.

Về khấu trừ thuế, TS. Lê Duy Bình kiến nghị, Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương,… đưa ra các quy định buộc các đối tượng nộp thuế có trách nhiệm mở tài khoản và ủy quyền cho ngân hàng tự động khấu trừ vào số dư tài khoản của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thuế. Sự ủy quyền như vậy thể hiện được tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng thương mại chỉ là đơn vị phối hợp. Khi có sự ủy quyền từ khách hàng, thì ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện sự ủy quyền từ khách hàng.

“Ngân hàng thương mại cũng là một đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác. Khi có lệnh, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý thì ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phối hợp thực thi”, ông Bình giải thích thêm.

>> Triển khai thực hiện một số điều sửa đổi của Luật Quản lý thuế

Theo các chuyên gia, việc quản lý thuế thương mại điện tử là cần thiết, đúng theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14: Mọi tổ chức cá nhân cơ quan đều có trách nhiệm trong công tác quản lý thuế cùng cơ quan thuế, các cá nhân có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.

Việc quản lý thuế thương mại điện tử là cần thiết, đúng theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14

Việc quản lý thuế thương mại điện tử là cần thiết, đúng theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam đặt vấn đề, nếu thu thuế qua sàn TMĐT thì chủ sàn có được quyền thu tiền hay không? Đó mới là mấu chốt quan trọng để đánh giá việc sàn có thể làm đầu mối khấu trừ tại nguồn.

Ngoài ra, những phát sinh như người mua không nhận hàng, hoặc có những hình thức thỏa thuận giữa người bán hàng trực tiếp với sàn giao dịch điện tử có khúc mắc, thì hiện tại vẫn chưa có chế tài để bảo vệ cho các chủ sàn giao dịch điện tử. Bởi vì có lúc phát sinh những tính toán sai, cơ quan thuế sẽ coi đầu mối là sàn giao dịch thương mại điện tử để tập trung giải quyết, có chế tài áp lên sàn thay vì áp lên chính đối tượng chịu quản lý thuế là những cá nhân bán hàng trực tiếp.

Đối với công tác quản lý thuế, PGS. TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính đề nghị, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, chúng ta cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ để thúc đẩy sự minh bạch và giám sát công bằng với các chủ thể nộp thuế.

Vị PGS gợi ý: “Nên thành lập Trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao thuộc Tổng cục Thuế, hoặc giao bổ sung chức năng này cho Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) để làm đầu mối triển khai hệ thống phần mềm quản lý thuế đối với TMĐT. Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý đối với TMĐT. Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số”.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, từ năm 2018 đến nay, hoạt động thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, thu từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay lên tới 5.588 tỉ đồng.

Số thu này tăng qua các năm, bình quân 3 năm (2018-2021) là 130%, riêng số thu năm 2021 tăng cao, tới 1.591 tỉ đồng, tương đương tăng 39% so với năm 2020. Đáng chú ý, trong số này, Facebook nộp 2.099 tỉ đồng, Google gần 2.115 tỉ đồng, Microsoft nộp 714 tỉ đồng…

Tính đến hết tháng 8 năm nay, thu thuế từ xử lý vi phạm, chống thất thu với tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử là khoảng 1.082 tỉ đồng. Trong đó, số thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỉ đồng. Trong 8 tháng đầu năm nay tăng gần 521 tỉ đồng, tăng 2 lần so với số thu năm 2021. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tối ưu hoá công nghệ trong quản lý thuế thương mại điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713412268 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713412268 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10