TP.HCM cần phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm

ĐÌNH ĐẠI 13/10/2022 17:21

Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội.

>>>Khan hiếm xăng, TP.HCM đề nghị Bộ Công thương, Tài chính vào cuộc

Cho TP.HCM một cơ chế thuận lợi hơn

Phát biểu định hướng tại Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trước khi vào làm việc với TP.HCM, Chủ tịch nước đã trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, qua đó, các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều thống nhất tinh thần là phải cho Thành phố một cơ chế thuận lợi hơn để có thể năng động hơn. Trong đó, TP.HCM được làm thí điểm những cơ chế, chủ trương mới phù hợp với tính chất của một "siêu đô thị".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: TTBC.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: TTBC.

Theo đó, Chủ tịch nước cho rằng cần phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm; điều này có ý nghĩa rất lớn trước khi có chính sách lớn hơn cho Thành phố. Chủ tịch nước cho rằng, buổi làm việc ngày hôm nay có sự tham dự của các ủy viên T.Ư Đảng không phải là ĐBQH của TP.HCM nhưng có tình cảm, trách nhiệm với TP.HCM để lắng nghe thêm các vướng mắc của Thành phố về thể chế, cơ chế chính sách.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao những thành quả mà TP.HCM đã đạt được, đặc biệt là những thành công bước đầu sau đại dịch COVID-19. Đây cũng là kinh nghiệm để TP.HCM tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng lưu ý, chúng ta cũng không quá say sưa với thành công ban đầu mà cần phải thấy được những khó khăn rất lớn của Thành phố hiện nay. Từ đó, Chủ tịch nước đề nghị, đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn như: tác động của lạm phát, khó khăn tín dụng, quy hoạch, dự án cũ để lại.

Trên cơ sở phân tích các khó khăn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị cần trao đổi và xác định rõ phần nào thuộc trách nhiệm của TP.HCM, phần nào kiến nghị T.Ư thì mạnh dạn góp ý giải pháp để tháo gỡ về thể chế, cơ chế, chính sách.

Chủ tịch nước nhìn nhận, cơ chế phát triển cho một “siêu đô thị” như TP.HCM đang quá chật hẹp. Trung ương đã thấy được vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã giao các cơ quan nghiên cứu các chức năng của TP.HCM.

Theo Chủ tịch nước, cần tạo cơ chế để TP.HCM "tỏa sáng" dựa trên sức mạnh khoa học công nghệ và tri thức trẻ. Khoa học công nghệ phải là vấn đề then chốt, là động lực tăng trưởng, giúp Thành phố tăng quy mô nền kinh tế.

Kinh tế thành phố phục hồi nhanh, đồng bộ và khá toàn diện

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của TP.HCM trong 9 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết,  9 tháng đầu năm kinh tế Thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế thành phố phục hồi nhanh, đồng bộ và khá toàn diện.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố 9 tháng đầu năm tăng 97% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 350.000 tỷ đồng, tương đương 90,5 %, tăng 27,7% so với cùng kỳ và chiếm 26,3% so với tổng thu ngân sách cả nước.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của TP.HCM trong 9 tháng đầu năm - Ảnh: TTBC.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của TP.HCM trong 9 tháng đầu năm - Ảnh: TTBC.

Đối với kết quả thực hiện 19 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố năm 2022, dự báo có 15/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Riêng chỉ tiêu tăng trưởng và thu ngân sách dự kiến sẽ vượt cao. Chỉ tiêu dự kiến là không đạt kế hoạch là chỉ tiêu tổng vốn đầu tư xã hội bình quân GRDP dự kiến chỉ đạt 20,4% so với với kế hoạch là 35%.

>>>Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thực hiện Nghị quyết 54 thêm 1 năm

Mặc dù vậy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, một số chỉ tiêu mặc dù có cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân sau: Diễn biến khó lường từ sung đột địa chính trị trên thế giới, khiến chuỗi cung ứng, lạm phát, thị trường đã có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của thành phố; Khả năng hấp thụ vốn của Thành phố còn thấp, kể cả việc giải ngân vốn đầu tư công, cũng như vốn đầu tư xã hội; Số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động vẫn ở mức cao. Theo thống kê trong kỳ nữa là 43,85%.

"Số vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhưng quy mô lại giảm chỉ đạt khoảng 0,6 triệu đô la/dự án và chủ yếu là các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Các dự án lớn, quy mô lớn hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và vẫn chưa có kết quả cuối cùng", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận.

8 nhóm giải pháp chính

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dựa trên những kết quả đã đạt được, Thành phố sẽ tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp chính:

Thứ nhất, triển khai thực hiện chỉ đạo kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM. Theo đó, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo tập trung ba vấn đề lớn đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nguồn lực thực hiện các đột phá chiến lược, tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng và nhân lực; quan tâm phát triển văn hóa xã hội đồng bộ để phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh không để bị động, bất ngờ.

Thứ hai, theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2023 để tiếp tục cụ thể hóa các cái chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư gắn với mục tiêu của kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch với tinh thần tăng tốc. Thành phố sẽ tập trung rà soát bổ sung các giải pháp quyết tâm thực hiện đạt 19 chỉ tiêu kinh tế xã hội của Thành phố năm 2022.

Thứ ba, về sản xuất công nghiệp, tới cuối năm 2019 mới đạt 99,1 %, trong đó một số ngành công nghiệp chủ lực như điện, điện tử mới có tăng trưởng dương trong những tháng gần đây. Do đó, Thành phố sẽ tập trung các giải pháp để hỗ trợ sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, nhất là phát triển du lịch để du lịch. Tiếp tục triển khai chương trình bình ổn giá, kiểm soát thị trường để đối phó với nguy cơ lạm phát trong thời gian sắp tới. Phối hợp với các cơ quan Trung ương để hoàn thiện để án thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện các biện phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh khác. Triển khai Hội nghị Văn hóa TP.HCM và kế hoạch xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố. Đảm bảo các hoạt động an sinh xã hội, nhất là biến động về giá, lạm phát làm phát ảnh hưởng đến các cái nhóm yếu thế.

Thứ năm là tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công ở những tháng cuối năm. Trong đó, yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, tiến độ giải ngân và giám sát thường xuyên thông qua giao ban hàng tháng, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành kế hoch5 giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ sáu là chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và các địa phương đẩy nhanh thực hiện các cái dự trọng điểm, hoàn thành việc phê duyệt bồi thường tuyến Vành đai 3 và khởi công trong tháng 6/2023. Tập tgrung các nguồn lực để hoàn thành tuyến Metro số 1 và chuẩn bị các nguồn lực để triển khai tuyến Metro số 2, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đẩy nhanh tiến độ rà soát hoàn thành các thủ tục liên quan đến các dự án nhà ở

Thứ bảy, tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và thực hiện đề án 06 đưa vào vận hành cổng dịch vụ công Thành phố kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia, triển khai nền tảng thông tin phục vụ điều hành kinh tế xã hội và giám sát kết quả tiếp nhận, xử lý ý kiến, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.

Thứ tám, tăng cường hoạt động đối ngoại. Tăng cường các biện pháp đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, tổ chức tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp chung tay cùng TP.HCM

    Doanh nghiệp chung tay cùng TP.HCM "Vì người nghèo" năm 2022

    05:42, 11/10/2022

  • Những tỷ phú làm giàu từ nông nghiệp đô thị ở vùng ven TP.HCM

    Những tỷ phú làm giàu từ nông nghiệp đô thị ở vùng ven TP.HCM

    04:09, 11/10/2022

  • TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!

    TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!

    01:00, 02/10/2022

  • TP.HCM cấm toàn bộ phương tiện đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

    TP.HCM cấm toàn bộ phương tiện đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

    17:15, 29/09/2022

  • TP.HCM: Tập trung nghiên cứu, thảo luận để đưa ra giải pháp phục hồi phát triển kinh tế

    TP.HCM: Tập trung nghiên cứu, thảo luận để đưa ra giải pháp phục hồi phát triển kinh tế

    12:01, 29/09/2022

  • Tổng Bí thư: Tạo điều kiện tốt nhất để TP.HCM phát triển

    Tổng Bí thư: Tạo điều kiện tốt nhất để TP.HCM phát triển

    13:40, 23/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM cần phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO