Theo đó, các bệnh viện (BV) dã chiến số 3, 5, 10 và bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi sẽ ngưng hoạt động từ ngày 19/1, trong bối cảnh dịch COVID-19 tại TP.HCM đang có xu hướng giảm sâu.
>>>TP.HCM: 900 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo
Mới đây, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đã ký văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn, nhằm sắp xếp lại hoạt động các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 trong giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Theo Sở Y tế TP.HCM, điều này tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia chống dịch có thời gian phục hồi sức khỏe, khi số ca mắc mới và số ca tử vong đang tiếp tục giảm. Nhân viên đang công tác tại các bệnh viện dã chiến được tạm thời trở về đơn vị.
Khi bệnh viện dã chiến ngưng hoạt động, người bệnh đang được điều trị tại những nơi này được xuất viện nếu đủ điều kiện. Người cần tiếp tục điều trị sẽ chuyển đến các bệnh viện điều trị COVID-19 khác.
Cụ thể, Bệnh viện điều trị COVID-19 TP Thủ Đức, BV dã chiến số 6, số 8 tiếp nhận bệnh nhân ở TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh và quận 4 (Bệnh viện Hồi sức COVID-19 hỗ trợ). Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận bệnh nhân ở quận Bình Tân, quận 6 và huyện Bình Chánh (Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 hỗ trợ). Bệnh nhân ở quận 7, quận 8, huyện Cần Giờ do Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 tiếp nhận. Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi tiếp nhận bệnh nhân ở quận 10, Tân Phú, Hóc Môn và huyện Củ Chi (Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 hỗ trợ).
Bệnh viện dã chiến số 6 tiếp nhận bệnh nhân ở quận Gò Vấp và 12 (Bệnh viện Quân y 175 hỗ trợ). Bệnh viện đa tầng Tân Bình (do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách) tiếp nhận người bệnh ở quận Phú Nhuận và Tân Bình. Bệnh viện điều trị COVID-19 Nhi đồng 2, Từ Dũ, Hùng Vương, An Bình, Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương và BV dã chiến số 8 tiếp nhận bệnh nhân ở quận 1, quận 3, quận 5 và 11 (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hỗ trợ). Bệnh viện dã chiến Phước Lộc tiếp nhận bệnh nhân ở huyện Nhà Bè.
Cũng theo Sở Y tế TP.HCM, số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến Thành phố chiếm 10-30% công suất giường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh trở lại. Thành phố luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các bệnh viện phải luôn sẵn sàng lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch trong vòng 24 giờ khi có chỉ đạo kích hoạt lại.
Các bệnh viện dã chiến vẫn duy trì hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, tùy tình hình người bệnh thực tế, tổ chức nhân viên y tế luân phiên đến ngày 15/2.
Bệnh viện dã chiến số 12 - đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị, chăm sóc người nhập cảnh dương tính, người nhiễm biến chủng Omicron, được Sở Y tế điều động bổ sung nhân viên y tế từ các bệnh viện luân phiên hỗ trợ.
>>>TP.HCM sẽ ngừng hoạt động bệnh viện dã chiến Thành phố
Tính đến ngày 15/, dịch tại TP.HCM bước qua tuần thứ hai liên tiếp duy trì ở cấp độ 1 (vùng xanh). Hiện Thành phố chỉ còn 03 quận, huyện ở vùng vàng (cấp độ 2) là quận 1, huyện Cần Giờ và Nhà Bè.
Đối với cấp phường, xã, thị trấn có 252/312 địa phương đạt cấp độ 1, 60/312 địa phương đạt cấp độ 2. So với tuần trước, có 38 phường, xã, thị trấn giảm cấp độ dịch và 18 phường, xã, thị trấn tăng cấp độ dịch.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, số mắc mới tuần qua giảm 122 ca so với tuần trước đó, từ 3.244 ca xuống 3.122. Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng trên 100.000 dân mỗi tuần là 34.
Về tiêu chí bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh theo các tuyến, TP.HCM có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân), sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.
Các địa phương xây dựng kế hoạch thiết lập các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm bệnh tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Về tiêu chí độ bao phủ vắc xin, tính đến ngày 14/1, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều trên địa bàn TP.HCM đạt 100% (trên mức 70%), tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin đạt 88,25% (trên mức 80%).
Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại TP.HCM đều có chiều hướng giảm sâu.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM: 900 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo
11:42, 09/01/2022
TP.HCM tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
20:36, 08/01/2022
TP.HCM: Không để người dân về mà không có cơ hội đón tết
19:58, 06/01/2022
TP.HCM dừng hoạt động Sở chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19
17:24, 05/01/2022
TP.HCM: 9 mục tiêu của ngành Y tế trong năm 2022
00:00, 04/01/2022
TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2021
12:02, 31/12/2021
[Emagazine] Một năm khó quên của kinh tế - xã hội TP.HCM
04:45, 29/12/2021