TP.HCM khó đạt 1 triệu căn nhà giá rẻ

MAI AN 19/12/2021 10:25

Trước kế hoạch phát triển một triệu căn nhà giá rẻ dành cho người lao động của Chủ tịch UBND TP.HCM, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã chỉ ra hàng loạt vướng mắc đã và đang cản trở mục tiêu này.

>>> Đề xuất xây 1 triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân có thành hiện thực?

>>> Nhà giá rẻ không còn rẻ

Vấn đề nhà ở cho công nhân luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, nhất là sau đợt dịch COVID -19 kéo dài ở các tỉnh thành phía Nam. (Ảnh: Gia Huy)

Vấn đề nhà ở cho công nhân luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, nhất là sau đợt dịch COVID -19 kéo dài ở các tỉnh thành phía Nam. (Ảnh: Gia Huy)

Dưới góc độ là doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM, bà Nguyễn Hương - CEO Đại Phúc Land cho rằng, việc vắng bóng căn hộ giá rẻ ở TP.HCM thời gian gần đây là do chi phí đầu vào tăng cao, do đất đai, vật liệu xây dựng tăng, thủ tục lại rườm rà, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém do đó không dấp dẫn được nhà đầu tư tư.

Do đó, nếu TP muốn đẩy mạnh xây dựng nhà ở giá rẻ buộc phải có cơ chế riêng, thậm chí cơ chế đặc thù liên quan đến quỹ đất, thủ tục pháp lý, và các ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp.

Thực tế, vấn đề nhà ở giá rẻ tại TP.HCM đã nhiều lần được đưa ra luận bàn, thế nhưng mô hình này đang dần biến mất trên thị trường. Báo cáo mới đây của DKRA cho thấy, tại TP.HCM đã nhiều quý liên tiếp không có dự án hạng C được mở bán, trong khi đó, nhiều căn hộ dự kiến mở bán trước đó với 30-35 triệu đồng/m2 thì tại thời điểm này mức giá đã được điều chỉnh từ 5-20%.

XEM THÊM >>> Sài Gòn "tuyệt chủng" nhà giá rẻ

Mặc dù, vấn đề xây dựng nhà ở giá rẻ là vô cùng cấp thiết và là một trong những phương án để níu giữ người dân ở lại TP.HCM sau các làn sóng dịch vừa rồi.

Vấn đề nhà ở cho công nhân luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, nhất là sau đợt dịch COVID -19 kéo dài ở các tỉnh thành phía Nam. (Ảnh: Gia Huy)

Song, theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, ở góc độ thực tiễn có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động, đó là vị trí và quỹ đất.

Cụ thể, về vị trí, các doanh nghiệp buộc phải chọn các quỹ đất ở vùng xa trung tâm, đây là một trong những bất lợi khi bán hàng. Về quỹ đất, nếu doanh nghiệp tự đi “làm đất” thì giá đất rất cao và mất nhiều thời gian, sẽ khó thực hiện được. Do vậy, trường hợp này, để đảm bảo tính khả thi chính là TP phải có sẵn quỹ đất để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án.

Vấn đề tiếp theo cần giải quyết chính là vấn đề pháp lý, theo chuyên gia Savills Việt Nam, thực tế vấn đề tài chính, doanh nghiệp không ngần ngại tham gia xây dựng loại hình này với mục tiêu đóng góp cho xã hội, dù lợi nhuận chỉ 7-10%.

Song, thời gian qua thủ tục pháp lý lại làm cho giá trị sản phẩm cuối của bất động sản có biên lợi nhuận thấp đi, do đó các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không được các nhà đầu tư bất động sản quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

  • Làm nhà giá thấp vẫn chờ sửa luật

    Làm nhà giá thấp vẫn chờ sửa luật

    19:00, 06/08/2021

  • Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp (KỲ III): 5 giải pháp cho nhà giá thấp

    Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá thấp (KỲ III): 5 giải pháp cho nhà giá thấp

    11:01, 07/05/2021

  • “Nghịch lý” chiến lược nhà giá thấp

    “Nghịch lý” chiến lược nhà giá thấp

    11:00, 28/02/2021

  • Phát triển nhà giá thấp cần sự vào cuộc đồng bộ

    Phát triển nhà giá thấp cần sự vào cuộc đồng bộ

    06:35, 19/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM khó đạt 1 triệu căn nhà giá rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO