Tránh thuế EU, BYD liên tục mở cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc

TRƯỜNG ĐẶNG 07/07/2024 03:30

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị công bố thỏa thuận đầu tư 1 tỷ USD của BYD để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện, qua đó gia tăng hiện diện ở châu Âu.

BYD đầu tư khủng vào Thổ Nhĩ Kỳ

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này chuẩn bị công bố thỏa thuận với công ty sản xuất xe điện Trung Quốc BYD nhằm xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây nước này, thúc đẩy sự hiện diện của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tại châu Âu vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang.

Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc tích cực đầu tư mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc

BYD tích cực đầu tư mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc

Nhà máy mới được cho sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường EU của BYD vì Thổ Nhĩ Kỳ có thỏa thuận liên minh hải quan với khối này. 

>>Châu Á gặp khó trước tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc

BYD đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm qua tại Trung Quốc, trở thành thương hiệu xe hơi bán chạy nhất quốc gia này. Nhà sản xuất có trụ sở tại Thâm Quyến đã tuyên bố sẽ đưa những chiếc xe điện giá rẻ hơn của mình đến châu Âu trong những năm tới, bao gồm cả mẫu hatchback Seagull mà các giám đốc điều hành dự kiến sẽ bán với giá dưới 20.000 euro (21.700 USD).

Thời gian gần đây, BYD đã mở rộng hiện diện ở khắp các nước trên thế giới. Công ty đã khai trương nhà máy xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á tại Thái Lan tuần qua. BYD cũng đã tiếp quản một nhà máy cũ của Ford Motor ở Brazil và đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một nhà máy ở Mexico. Nhà máy ô tô đầu tiên của BYD dành cho châu Âu ở Hungary đang được xây dựng.

Doanh số bán hàng của BYD đã tăng lên mức kỷ lục 982.747 xe trong quý 2, tăng hơn 40% so với một năm trước. Mặc dù doanh số bán hàng của công ty ở châu Âu cho đến nay vẫn chậm chạp, nhưng đang tạo ra một cú hích tiếp thị lớn trong khu vực, thay thế Volkswagen trở thành nhà tài trợ chính cho giải bóng đá vô địch châu Âu.

Cú hích tại Thổ Nhĩ Kỳ là một bước tiến như vậy của BYD, đặc biệt là nó diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng họ đang rút lại kế hoạch áp thuế bổ sung 40% đối với tất cả các phương tiện từ Trung Quốc được công bố gần một tháng trước, với lý do nỗ lực khuyến khích đầu tư.

Quyết định này diễn ra sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần qua trong cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Astana, Kazakhstan.

>>"Xu hướng lạ” đe dọa kinh tế Trung Quốc

BYD dựng "tấm khiên" chống thuế của EU và Mỹ

Mở rộng nhà máy để sản xuất và tiếp cận các thị trường mới được cho là chiến lược để BYD hay các tập đoàn Trung Quốc khác áp dụng trước các sức ép của phương Tây.

Sau cuộc điều tra chống trợ cấp kéo dài 9 tháng, EU đã tuyên bố vào ngày 12 tháng 6 rằng họ sẽ áp dụng mức thuế bổ sung từ 17,4% lên 38,1% đối với xe điện thuần túy do Trung Quốc sản xuất và sẽ tạm thời có hiệu lực vào tháng 4 tháng 7.

Động thái này diễn ra trong thời điểm Mỹ và EU gia tăng các sức ép thuế quan lên sản phẩm xe điện của Trung Quốc

Mỹ và EU gia tăng sức ép thuế quan lên sản phẩm xe điện của Trung Quốc.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng mức thuế suất mới cũng không đủ để bảo vệ các nhà sản xuất ô tô ở châu lục khỏi sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. Bởi vì, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các đối thủ châu Âu. Điều này khiến họ vẫn sẽ có lợi thế về giá bất kể mức thuế mới.

Gao Shen, một nhà phân tích độc lập ở Thượng Hải cho biết mức thuế bổ sung sẽ không ngăn cản các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc vì châu Âu được coi là thị trường nước ngoài có tầm quan trọng chiến lược đối với họ. Các cuộc đàm phán của Bắc Kinh với các quan chức EU ít nhất cũng có thể giúp giảm tỷ lệ này.

Mặc dù các mức thuế này sẽ tạm thời có hiệu lực vào ngày 4 tháng 7, nhưng EU và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận để giải quyết vấn đề vì họ hiện đang đàm phán về thuế xe điện. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 11/2024 sau cuộc tham vấn giữa các thành viên EU và các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.

Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới vào năm ngoái khi các nhà lắp ráp ô tô của nước này xuất khẩu tổng cộng 4,91 triệu chiếc ra nước ngoài, tăng 58% so với năm 2022. Trong số này, 1,2 triệu chiếc chạy bằng pin, mức cao nhất mọi thời đại.

Bằng việc xây dựng các nhà máy tại các cửa ngõ của châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ hay Hungary, BYD có thể muốn tận dụng hơn nữa các ưu đãi về thuế.

Ray Kwok, nhà phân tích tại CGS International cho biết: “BYD hy vọng tác động có thể kiểm soát được vì hiện tại họ đang có mức giá bán trung bình và giá khối lượng cao hơn ở EU. Hơn nữa, nhà máy của họ ở Hungary sẽ bắt đầu sản xuất vào nửa cuối năm tới, điều này sẽ giúp họ tránh được thuế quan của EU”.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc có nhiều bằng sáng chế AI nhất, nhưng vẫn gặp khó

    Trung Quốc có nhiều bằng sáng chế AI nhất, nhưng vẫn gặp khó

    02:28, 06/07/2024

  • Đằng sau cú chuyển mình của Trung Quốc

    Đằng sau cú chuyển mình của Trung Quốc

    04:00, 05/07/2024

  • Dân số suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

    Dân số suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

    02:30, 05/07/2024

  • Để vươn ra toàn cầu công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc đua nhau chuyển đến Singapore

    Để vươn ra toàn cầu công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc đua nhau chuyển đến Singapore

    13:38, 04/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tránh thuế EU, BYD liên tục mở cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO