Trợ lý “AI” pháp luật đã "chinh phục" ngành Tư pháp

Diendandoanhnghiep.vn Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học, trợ lý ảo (AI) đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trợ lý ảo ở mảng pháp luật đã hỗ trợ khối lượng công việc tương đối cho ngành Tư pháp.

>>BHXH Việt Nam, cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID tự động bằng trợ lý ảo

Vai trò của AI trong công việc pháp luật

Trợ lý ảo pháp luật của Viettel có thể mã hóa 10-15 bản án trong 30 phút 

Trợ lý ảo pháp luật của Viettel có thể mã hóa 10-15 bản án trong 30 phút 

Trợ lý ảo là phần mềm được tạo ra dựa vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mục đích hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác hoặc tìm kiếm thông tin thông qua giọng nói. Đây là công nghệ tiến, mang đến sự tiện lợi cho cuộc sống của con người trong thời đại mới.

Tiên tiến hơn thế, mới đây Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel CyberSpace) đã triển khai nghiên cứu, phát triển trợ lý ảo pháp luật phục vụ ngành Tòa án Việt Nam. Đây là trợ lý ảo duy nhất tại hiện nay sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy, giúp giảm 30% khối lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ hệ thống tòa án.

Chia sẻ về hiệu quả trợ lý ảo pháp luật: Thẩm phán Lê Thị Khanh - Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy cho biết: “Tôi có thói quen làm việc dựa trên các văn bản pháp luật và kinh lâu nghiệm lâu năm của mình. Nhưng sau khi sử dụng trợ lý ảo quen rồi, tôi thấy vô cùng hữu hiệu. Thay vì phải tìm tòi, lật giở hàng đống tài liệu, thì giờ đây trợ lý ảo sẽ chỉ dẫn ngay cho mình. Đó là điều rất tốt, thay đổi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian ngồi tra cứu”.

Khác với hệ thống tìm kiếm thông thường, trợ lý ảo pháp luật Viettel có thể giới thiệu luật, pháp lệnh, thông tư, nghị định chính xác đến từng điều, khoản của văn bản pháp quy và thời điểm có hiệu lực, phù hợp với thời gian xảy ra vụ việc hoặc giới thiệu các tình huống tương tự dựa trên kho dữ liệu được lưu trữ.

Ở góc độ một người trải nghiệm sản phẩm trí tuệ công nghệ trong mảng pháp luật, thẩm phán Lê Thị Khanh cho rằng, trợ lý ảo cũng có thể hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết án, tạo lập và quản lý hồ sơ án điện tử, thậm chí chỉ dẫn chi tiết các bước, biểu mẫu thực hiện theo đúng quy định về tố tụng như một sổ tay điện tử cho từng vụ án. Công cụ này còn tự động tạo các tài liệu pháp lý mẫu, như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, hỗ trợ viết một phần nội dung bản án, tiếp nhận đơn, chuẩn bị trước, trong và sau phiên tòa.

“Thông thường một buổi các thẩm phán cùng thư ký hỗ trợ chỉ mã hóa được 4-5 bản án. Kể từ khi có phần mềm trợ lý ảo, việc mã hóa diễn ra rất nhanh, thậm chí chỉ mất 30-40 phút đã có thể mã hóa 10-15 bản án”- bà Lê Thị Khanh cho biết.

Bước tiến mới về công nghệ

Đến nay trợ lý ảo pháp luật đã sở hữu hệ thống cơ sở tri thức ngành với hơn 160.000 văn bản pháp luật, 63 án lệ, và hơn 1 triệu bản án trong đó có hơn 1.200 quyết định giám đốc thẩm và hơn 80.000 bản án phúc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao cung cấp. Cơ sở dữ liệu tri thức pháp luật này cho phép người dùng dễ dàng tra cứu nhanh và chính xác các văn bản pháp luật, hỗ trợ hoạt động tố tụng.

Triển khai thử nghiệm thành công trong ngành tòa án cũng là bước đà để Viettel xây dựng và phát triển thành công trợ lý ảo cho cán bộ công chức nhà nước, góp phần xây dựng Chính phủ số, kiến tạo Xã hội số tại Việt Nam.

 Viettel xây dựng và phát triển thành công trợ lý ảo cho cán bộ công chức nhà nước, góp phần xây dựng Chính phủ số, kiến tạo Xã hội số tại Việt Nam.

Chia sẻ với DĐDN: Đại diện Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel CyberSpace), trợ lý ảo pháp luật được phát triển dựa trên Nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt (Viettel Cyberbot). Sau hơn 1 năm thử nghiệm, có hơn 3 triệu lượt sử dụng, trung bình có 5.000-6.000 lượt hỏi đáp, tra cứu mỗi ngày, giúp giảm 30% khối lượng công việc, thời gian so với thao tác truyền thống. Tính đến tháng 8/2023, trợ lý ảo pháp luật đã hỗ trợ hơn 12.000 tài khoản cho 100% thẩm phán, cán bộ, công chức của Tòa án.

Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc nâng cao chất lượng xét xử, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nhấn mạnh giải pháp tăng cường công nghệ thông tin, trong đó áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số: "Đến nay, đã có hơn 3,4 triệu lượt thẩm phán, thư ký sử dụng phần mềm trợ lý ảo, nhờ đó, năng suất lao động đã tăng lên. Trước đây, phải mất 1 buổi để mã hóa và đưa lên mạng 1 vụ án, hiện nay chỉ 1 giờ có thể đưa lên 10 vụ án”.

Trước đó tại Chỉ thị số 01/2023/CT-CA ngày 03/01/2023 của Chánh án TANDTC về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Toà án năm 2023 thì một trong những chỉ tiêu, yêu cầu công tác là “Bảo đảm 100% Thẩm phán phải sử dụng, tương tác và đóng góp ít nhất 01 câu hỏi và câu trả lời cho phần mềm Trợ lý ảo”. Điều này có nghĩa là chính các Thẩm phán sẽ là người trực tiếp sử dụng phần mềm trợ lý ảo Toà án nhưng đồng thời cũng là người làm cho phần mềm trợ lý ảo ngày càng thông minh hơn, hữu ích hơn thông qua việc các Thẩm phán tự đặt câu hỏi và đề xuất câu trả lời cho phần mềm Trợ lý ảo.

Theo thống kê trên phần mềm Trợ lý ảo Toà án tính đến ngày 20/9/2023 đã có 2.328 tình huống pháp lý (bao gồm 2.328 câu hỏi và tương ứng là 2.328 câu trả lời cho chính câu hỏi đó) mà người dùng là các Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên trong hệ thống Toà án đã tích cực đóng góp cho phần mềm Trợ lý ảo Toà án.

Đại diện Viettel CyberSpace chia sẻ, với những ưu việt mà trợ lý ảo pháp luật đã chứng minh trên thực tế, Viettel hy vọng thời gian tới phần mềm này sẽ giúp được rộng rãi hơn ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí nhân sự, thời gian và quan trọng hơn cả là cung cấp đa dạng nhiều đáp án hơn so với việc tìm kiếm truyền thống thông thường.

Hướng tới cung cấp trợ lý ảo pháp luật cho người dân Việt Nam, hỗ trợ người dân đoán định được tình huống pháp lý mà mình gặp phải, góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập pháp luật cũng như giảm tải cho hệ thống tòa án nói chung. Triển khai thử nghiệm thành công trong ngành tòa án cũng là bước đà để Viettel xây dựng và phát triển thành công trợ lý ảo cho cán bộ công chức nhà nước, góp phần xây dựng Chính phủ số, kiến tạo Xã hội số tại Việt Nam.

Để trợ lý ảo pháp luật có thể đạt được sự tự nhiên và gần gũi trong câu trả lời, đội ngũ kỹ sư Viettel đã tham khảo và thử nghiệm các mô hình ngôn ngữ lớn, song song đó hệ thống tích hợp các mô hình học sâu (Deep learning) cũng như các thuật toán tìm kiếm nội dung theo ngữ nghĩa (Semantic Search) cho phép các kiểm soát viên dễ dàng tra cứu nhanh và chính xác các văn bản pháp luật. Đây là hệ thống được thiết kế riêng cho ngôn ngữ tiếng Việt, do đó có khả năng xử lý vượt trội về phương ngữ của nhiều vùng miền, giọng đọc giống đến 96% giọng người thật”- Đại diện Trung tâm Không gian mạng Viettel chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trợ lý “AI” pháp luật đã "chinh phục" ngành Tư pháp tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714314072 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714314072 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10