Trung Quốc "bắt tay" các nước châu Phi hồi sinh sáng kiến BRI

Diendandoanhnghiep.vn Sự phục hồi của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đang trở nên mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác với các nước châu Phi.

>>Mỹ - Trung "chạy đua" cạnh tranh năng lượng tại châu Phi

Các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đang có dấu hiệu phục hồi trở lại

Các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đang có dấu hiệu phục hồi trở lại

Theo một báo cáo mới, các dự án thuộc BRI của Trung Quốc đã hồi phục trong nửa đầu năm 2023 với sự tập trung đầu tư vào khai thác kim loại ở châu Phi cận Sahara. Sáng kiến này dường như đã lấy lại được động lực sau khi đại dịch COVID-19 khiến hoạt động thuộc BRI bị chậm lại trong ba năm.

Cụ thể, báo cáo của Trung tâm Phát triển và Tài chính Xanh của Đại học Phúc Đán cho biết, tổng cộng có 103 giao dịch trị giá 43,3 tỷ USD đã được ký kết trong 6 tháng đầu năm nay, tăng vọt so với 35 tỷ USD cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các giao dịch đã giảm từ 617 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái xuống còn 392 triệu đô la Mỹ trong năm nay, nghĩa là mức trung bình chỉ bằng gần một nửa so với mức cao nhất vào năm 2018.

Trung Quốc đã rời xa các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ được mở rộng nhanh chóng trong 5 năm đầu tiên của sáng kiến BRI, khi các quan chức cấp cao nói rằng họ muốn tập trung vào các giao dịch “chất lượng cao” hoặc “nhỏ nhưng hiệu quả”. Số tiền tài trợ trung bình cho các dự án xây dựng đạt mức thấp chỉ 327 triệu đô la Mỹ.

Lĩnh vực khai khoáng và kim loại được Trung Quốc ưu tiên đầu tư trong khuôn khổ BRI với khoản đầu tư vào lĩnh vực này tăng từ 6,8 tỷ đô la Mỹ năm ngoái lên 10,5 tỷ đô la Mỹ năm nay. Báo cáo cho biết, các dự án được tài trợ chủ yếu ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Trong đó, Bôlivia, Tanzania, Namibia và Eritrea là một trong những quốc gia thu hút đầu tư và xây dựng nhiều nhất trong giai đoạn được đề cập.

Các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Phi trong năm nay bao gồm việc Hainan Mining mua lại phần lớn cổ phần tại một mỏ lithium ở Mali; Huayao Cobalt đưa vào vận hành một nhà máy xử lý lithium trị giá hơn 300 triệu đô la Mỹ ở Zimbabwe và một liên doanh Trung Quốc-Namibia trị giá 94 triệu đô la Mỹ để phát triển một nhà máy điện gió.

Về mặt ngoại giao, nước này đã tiếp đón gần 10 nhà lãnh đạo châu Phi kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nối lại ngoại giao trực tiếp vào tháng 9 năm ngoái, hầu hết trong số họ cam kết tăng cường quan hệ đối tác trong Sáng kiến BRI với Bắc Kinh.

Tổng cộng có 52 quốc gia châu Phi và Ủy ban Liên minh châu Phi đã ký các văn kiện hợp tác trong khuôn khổ BRI với Trung Quốc. Thậm chí, vào năm ngoái Bắc Kinh đã đồng ý hủy bỏ các khoản vay không lãi suất cho 17 quốc gia châu Phi. 

>>Châu Phi sẽ "dẫn dắt" kinh tế thế giới?

 công trường dự án đường sắt Mombasa-Nairobi ở Emali, Kenya, Ảnh: Reuters

Công trường dự án đường sắt Mombasa-Nairobi ở Emali, Kenya, Ảnh: Reuters

Trung Quốc cũng đã tổ chức hội chợ thương mại Trung Quốc-Châu Phi tại tỉnh Hồ Nam vào tháng 5, dẫn đến hơn 150 thỏa thuận được ký kết hoặc tiềm năng trị giá khoảng 10 tỷ USD.

Theo ông He Wenping, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Châu Phi tại Viện Nghiên cứu Tây Á và Châu Phi thuộc Học viện Trung Quốc, về cơ bản, các quốc gia châu Phi luôn đánh giá cao Sáng kiến BRI khi thành tựu quan trọng nhất trong 10 năm qua là một số lượng lớn các dự án đã được thực hiện trên lục địa này.

"Mọi người đều có thể tận mắt chứng kiến và cảm nhận được sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương khi BRI giúp các quốc gia châu Phi cải thiện mạng lưới giao thông vận tải và tiếp cận các thị trường mới. Bên cạnh đó, thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có thể giúp các nước trong khu vực thúc đẩy thương mại nội khối", ông He Wenping nói.

Tương tự, theo bà Queen Modentus, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Khoa Diễn ngôn Ngoại giao và Phiên dịch Ngoại ngữ, Đại học Trịnh Châu đánh giá, nhìn lại 10 năm qua, sáng kiến BRI đã biến mối quan hệ Trung Quốc-châu Phi trở thành nền tảng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tuy nhiên, để Trung Quốc và các quốc gia châu Phi có thể nhìn thấy những lợi ích nổi bật trong thập kỷ tới trong khuôn khổ sáng kiến BRI, người dân Trung Quốc và châu Phi cần phải nỗ lực để xây dựng một cộng đồng thống nhất bằng cách tập trung vào điều quan trọng nhất: Hợp tác.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc "bắt tay" các nước châu Phi hồi sinh sáng kiến BRI tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714389249 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714389249 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10