Trung Quốc có thể "soán ngôi vương" của Mỹ trong nhập khẩu thuỷ sản Việt

THY HẰNG 20/02/2023 04:30

Hiện Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Dự báo, năm 2023 có thể Trung Quốc sẽ "soán ngôi" thị trường Mỹ.

>>>Ngành thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023?

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2023 trong bối cảnh nhiều thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đang trong nguy cơ bị suy thoái kinh tế và nhu cầu nhập khẩu sụt giảm do lạm phát thì Trung Quốc sẽ là điểm đến kỳ vọng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

kỳ vọng năm 2023 xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục mới có thể đạt trên 1,8 - 1,9 tỷ USD.

Kỳ vọng năm 2023 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục mới có thể đạt trên 1,8 - 1,9 tỷ USD.

Đặc biệt, khi thị trường này chính thức mở cửa từ ngày 08/01/2023, có thể xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc chưa bùng nổ mạnh mẽ ngay nhưng doanh nghiệp vẫn kỳ vọng năm 2023 xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục mới có thể đạt trên 1,8 - 1,9 tỷ USD.

“Có thể kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ gần bằng hoặc thậm chí soán ngôi thị trường Mỹ. Điều này có thể đạt được khi các doanh nghiệp vượt qua các thách thức, trong đó có thách thức lớn nhất là Việt Nam phải cạnh tranh với các nước sản xuất, xuất khẩu thủy sản khác như Ấn Độ, Ecuador về nguồn cung và giá bán.

Bên cạnh áp lực từ các thị trường cạnh tranh, vị chuyên gia cũng cho rằng áp lực khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn đến từ việc thị trường này áp dụng Lệnh 248 và 249 với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến nay vẫn là điểm còn nhiều cản trở.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thủ tục đăng ký và chờ phê duyệt cấp mã số của Hải quan Trung Quốc rất lâu, mất rất nhiều thời gian chờ đợi, làm ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

>>>Doanh nghiệp thuỷ sản thiếu vốn

Do đó, VASEP cho biết rất mong lãnh đạo và hải quan hai nước có sự phối hợp, hỗ trợ thúc đẩy nhanh hơn cho quy trình này. Đặc biệt, vị chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp thủy sản cần tính tới tập trung tận dụng các phân khúc mạnh về nguồn cung như tôm sú, tôm hùm, tôm tươi sống hoặc các loại thủy hải sản tươi sống và lợi thế về vị trí địa lý giữa Việt Nam - Trung Quốc”, Giám đốc Truyền thông VASEP nói.

áp lực khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn đến từ việc thị trường này áp dụng Lệnh 248 và 249 với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến nay vẫn là điểm còn nhiều cản trở.

Áp lực khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn đến từ việc thị trường này áp dụng Lệnh 248 và 249.

Theo bà Lê Hằng, ngoài tiếp cận về phân khúc ngành hàng thì một việc nữa cần nhấn mạnh là doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tiếp cận Trung Quốc như một thị trường lớn, trong đó có các địa phương, các vùng, các tỉnh là những thị trường khác nhau và là từng thị trường nhỏ. Nhận định như vậy mới tìm được đúng và tìm được nhiều hơn nhu cầu từ thị trường này.

Ví dụ, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tới các địa phương hiện nay, như: Sơn Đông đang chiếm tỷ trọng lớn nhất là 22%; Quảng Đông đang chiếm 17%; Chiết Giang chiếm 11%, Thượng Hải, Thiên Tân, Liêu Ninh mỗi địa phương chiếm khoảng 9%; tiếp đến là Bắc Kinh 6%...

Sau 3 năm ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào năm 2023, nhiều chủng loại sẽ đạt mức cao mới. Trước đó, năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đạt gần 1,8 tỷ USD, chiếm 16,36% tổng xuất khẩu thủy sản cả nước. Mức tăng trưởng này đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai sau Mỹ.

Đáng lưu ý, dự báo, năm 2023 có thể Trung Quốc sẽ soán ngôi thị trường Mỹ khi theo báo cáo của Rabobank, Trung Quốc có khả năng trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản trị giá 20 tỷ USD trong vài năm tới. Việc cải thiện sức tiêu thụ của Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản toàn cầu. Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc mới chỉ chiếm 12% thị phần.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2022 là một năm bứt phá của ngành thủy sản khi xuất khẩu đạt kim ngạch 11 tỷ USD, cao nhất sau 20 năm gia nhập thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng đã xuất hiện những khó khăn, thách thức. Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thực hiện các giải pháp sát thực tiễn để đảm bảo duy trì được đà tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu năm 2023.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2023 sản lượng thủy sản phấn đấu đạt khoảng 8,74 triệu tấn (khai thác 3,58 triệu tấn; nuôi trồng 5,16 triệu tấn). Riêng sản lượng cá tra đạt khoảng 1,62 triệu tấn, tôm nước lợ 960 nghìn tấn… Kim ngạch XK thủy sản năm 2023 đạt khoảng 10 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

  • "Cánh cửa" EVFTA chưa rộng mở với ngành xuất khẩu thủy sản

    04:00, 13/02/2023

  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ giảm?

    03:45, 26/01/2023

  • Ngành thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023?

    04:45, 12/01/2023

  • Doanh nghiệp thuỷ sản thiếu vốn

    02:00, 31/12/2022

  • Công ty TNHH thủy sản Thái Minh Long: Mang đến những sản phẩm tinh túy

    22:21, 27/12/2022

  • Nam Định: Nỗ lực cùng ngư dân gỡ "thẻ vàng" trong đánh bắt thủy sản

    00:06, 17/12/2022

  • eBook cho doanh nghiệp ngành hàng trà, cà phê, nông thủy sản

    11:27, 09/12/2022

  • Ngành thủy sản và xu thế tất yếu chuyển đổi xanh

    10:10, 29/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc có thể "soán ngôi vương" của Mỹ trong nhập khẩu thuỷ sản Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO