Trung Quốc, Mỹ và “số 1”

Trương Khắc Trà 19/08/2018 05:30

Nếu một ngày nào đó có anh chàng đứng giữa làng vỗ ngực tự xưng ta đây giàu mạnh nhất làng, làng này không ai bằng ta. Thiên hạ sẽ nghĩ gì?

Có rất nhiều dự báo Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới, kể cả những người không thiện cảm với đất nước này. Nếu điều đó xảy ra cũng là quy luật vận động chung trên con đường tiến lên của nhân loại.

Lịch sử loài người đến ngày nay được trông thấy vài cường quốc xứng danh bá chủ thế giới. Đầu tiên là đế quốc La Mã - kẻ thống trị thế giới thời cổ đại, thời kỳ La Mã hùng bá cũng là lúc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội được đặt nền móng.

Đến nỗi sau này, F. Engels nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy - La cổ đại thì không có Châu Âu”, không có văn minh Châu Âu thì thế giới chưa chắc đạt được nhiều thành tựu như ngày nay.

Sau giai đoạn Cổ đại, thời kỳ Trung đại ở Châu Á nổi lên đế quốc Mông Cổ, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Dựa trên sức mạnh quân sự, Mông Cổ liên tục thâu tóm các nước lớn hơn mình hàng trăm lần về diện tích, đánh dẹp từ Châu Á sang tận Châu Âu, trong đó có Nga và Trung Quốc.

Tiếp đến là đế quốc Anh, thế mạnh về hàng hải - hải quân, ¾ số tàu bè đi lại trên biển lúc đó thuộc về nước Anh, nói về nước Anh còn có slogan nổi tiếng “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh” ám chỉ hệ thống thuộc địa rộng khắp trên toàn thế giới.

Nước nào bá chủ thế giới gần 2 thế kỷ nay? Phần đông sẽ cho là nước Mỹ, đó là đáp án dễ chấp nhận nếu nhìn vào kinh tế, khoa học công nghệ, tiến bộ xã hội và những gì Mỹ để lại dấu ấn trên khắp toàn cầu - cả chiến tranh phá hoại lẫn hòa bình xây dựng.

Một giáo sư ở Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Đại học Thanh Hoa - Trung Quốc) công bố báo cáo cho rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và đứng đầu thế giới. Báo cáo của Đại học Thanh Hoa dấy lên nhiều tranh cãi ở Trung Quốc.

Giáo sư Hồ An Cương, chủ nhân của công trình nghiên cứu

Giáo sư Hồ An Cương, chủ nhân của công trình nghiên cứu

Thậm chí có bức thư yêu cầu rút lại học hàm giáo sư với lập luận “có thể nói đã trên khiến quốc gia nhầm lẫn khi ra quyết sách, dưới mê hoặc dân chúng, các nước ở xa cảnh giác, láng giềng gần lo ngại, thật là hại nước hại dân”.

Có thể bạn quan tâm

  • Đối đầu với Trung Quốc, Mỹ công bố sáng kiến hạ tầng cho châu Á

    Đối đầu với Trung Quốc, Mỹ công bố sáng kiến hạ tầng cho châu Á

    13:40, 01/08/2018

  • Trung Quốc có chịu nhượng bộ Mỹ trong đàm phán thương mại sắp tới?

    Trung Quốc có chịu nhượng bộ Mỹ trong đàm phán thương mại sắp tới?

    17:29, 18/08/2018

  • Trung Quốc sẽ sử dụng

    Trung Quốc sẽ sử dụng "quân bài" nào để đối phó với Mỹ?

    04:27, 16/08/2018

  • Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng

    Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng "đường ai nấy đi"?

    04:30, 13/08/2018

Trung Quốc đã thật sự vượt Mỹ hay chưa? Nếu lượng hóa về mọi lĩnh vực cần một bộ chỉ số được cả thế giới công nhận, ít nhất cũng thuyết phục được tầng lớp chuyên gia, chính trị gia nhà khoa học.

Mặt khác, những đóng góp vô hình hoặc ít thấy để xem đó là “anh cả” thế giới phải được đánh giá qua quá trình lâu dài. Ví dụ, người Anh có công dạy cho thế giới biết vũ trang trên biển, nâng ngành hàng hải lên tầm cao mới.

Diện tích không lớn nhưng đủ sức khống chế hầu hết các nước còn lại. Cũng chính nước Anh là nơi khai sinh cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đưa nhân loại vào kỷ nguyên cơ giới hóa.

Còn nước Mỹ lại khơi mào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, đánh dấu sự hùng mạnh trở lại của thế giới tư bản - để lại rất nhiều thành tựu mà đến nay toàn thế giới đang được hưởng, kể cả Trung Quốc.

Người Trung Quốc tự trọng có lý do không ưa bản báo cáo “Trung Quốc vượt Mỹ” mặc dù xét về góc độ học thuật và tự do ngôn luận thì điều đó hoàn toàn bình thường.

Nhưng có điều thế giới không chỉ riêng nước Mỹ, để cho đó là cường quốc số một thế giới không phải chỉ so sánh với mỗi nước Mỹ và đối thủ không chỉ là nước Mỹ. Việc chỉ so với Mỹ tức là vị học giả đó đang công nhận Mỹ mới là số một!

Thời kỳ sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản nổi lên thành trung tâm thế giới, có một số lĩnh vực ngang và vượt Mỹ, như điện tử và công nghệ bán dẫn, nhưng người Nhật cũng không cho mình sắp vượt Mỹ để trở thành số một.

Trung Quốc không dấu diếm tư tưởng bành trướng bá chủ nhưng một vài công bố mang tính hẹp hòi, ích kỷ chỉ làm họ trở nên kém danh tiếng về những thứ họ làm được.

Những cường quốc bá chủ thế giới trong lịch sử đều được hậu thế đánh giá lại, được toàn thế giới công nhận chứ không phải so sánh với “vị trí thứ hai”.

Trên lý thuyết, nước nào cũng có cơ hội trở thành bá chủ thế giới, vấn đề là họ để lại thành tựu gì cho nhân loại. Cũng bình thường nếu Trung Quốc thế chân Mỹ, nhưng điều đó tốt hơn hết để nhân loại đánh giá.

Bản thân việc không quan tâm đến nước khác hơn hay thua mình đó đã là một tiêu chí đánh giá cường quốc. Ý ở đây là tự lực tự cường, không xem của người khác là của mình.

Đặc điểm của quốc gia bá chủ thế giới mỗi thời kỳ mỗi khác, La Mã cổ đại được ngưỡng vọng vì hàng ngàn phát minh cho nhân loại, Mông Cổ xây dựng đế chế trên nền tảng quân sự, còn Mỹ vừa kinh tế vừa quân sự.

Muốn trở thành bá chủ, Trung Quốc cũng nến xác định cho mình mục tiêu cống hiến cái gì cho nhân loại, dẫn dắt xu thế 4.0 hay chinh phục vũ trụ bao la, hay phá vỡ những kỷ lục khoa học công nghệ?

Nếu một ngày nào đó có anh chàng đứng giữa làng vỗ ngực tự xưng ta đây giàu mạnh nhất làng, làng này không ai bằng ta. Thiên hạ sẽ nghĩ gì?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc, Mỹ và “số 1”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO