Nếu càng đấu với Mỹ bằng các biện pháp thuế quan trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, thì Trung Quốc sẽ sớm hết "đạn". Vậy quốc gia này sẽ sử dụng "quân bài" nào khác?
Trung Quốc đã chuẩn bị các chiến lược khác để đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ đang ngày cam go hơn bằng một quân bài mới, đó là tấn công vào các tập đoàn Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.
Đầu tháng này, một bài báo được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hàm ý việc Trung Quốc sẽ tấn công các tập đoàn Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc. Sử dụng ngôn ngữ gay gắt, bài viết nói trên nhận định Apple là hình ảnh tiêu biểu của sự thành công của Mỹ được xây dựng nhờ lao động Trung Quốc và nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
13:30, 10/08/2018
11:00, 10/08/2018
11:05, 06/08/2018
11:00, 02/08/2018
04:30, 28/07/2018
11:01, 27/07/2018
16:30, 25/07/2018
11:10, 20/07/2018
04:30, 20/07/2018
Bài báo này thúc giục Bắc Kinh giải quyết bất đồng thương mại với Mỹ bằng cách yêu cầu Apple chia sẻ một phần lớn lợi nhuận của mình với Trung Quốc.
Bằng cách đe dọa các tập đoàn như Apple..., Bắc Kinh có thể gây áp lực buộc các công ty này phải lên tiếng phản đối các hành động của chính quyền Trump đối với Trung Quốc và thúc đẩy Washington giải quyết cuộc xung đột thương mại đang ngày một tồi tệ hơn.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã dùng "lá bài" dân tộc trong các tranh chấp với các quốc gia khác như Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong môi trường truyền thông được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, một bài báo có thể kích động đám đông, dẫn đến tẩy chay, phản đối và thậm chí bạo lực đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Bài báo nói trên nhắm vào Apple cho thấy, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể kéo các công ty Mỹ khác vào cuộc khi căng thẳng thương mại gia tăng.
Danh sách các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu tiếp theo thuộc về nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, ô tô, giải trí và truyền thông, và hàng tiêu dùng. United Technologies, Caterpillar, General Electric, Johnson & Johnson, Microsoft, IBM, Disney, Cargill, General Motors, Ford và Procter & Gamble đều có doanh số đáng kể ở Trung Quốc, nên họ dễ bị tổn thương trước nỗ lực của Trung Quốc đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại.
Khi cân nhắc động thái tiếp theo của mình, Bắc Kinh sẽ phải tiến hành một cách thận trọng. Leo thang kích động tâm lý đám đông và biến các tập đoàn Mỹ trở thành vũ khí có thể là một "con dao hai lưỡi". Nếu các công ty Mỹ cảm thấy họ không còn được chào đón ở Trung Quốc, hoặc phải chịu những áp lực chính trị, họ có quyền lựa chọn rút khỏi Trung Quốc và xây dựng chuỗi cung ứng của họ ở nơi khác.
Các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc sẽ là một cú sốc đối với nền kinh tế Trung Quốc. “Nếu bạn đang nhắm vào đối thủ, hãy đảm bảo bạn không tự bắn vào chân mình”, ông Arthur Dong, Giáo sư kinh tế và chiến lược tại Trường McDonough School of Business, Đại học Georgetown, cho biết.