Trung Quốc, Nga mạnh lên dưới sức ép của phương Tây

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/08/2023 04:30

Cục diện thế giới hiện tại và sức ép ngày càng lớn của phương Tây đã làm xuất hiện liên minh phương Đông do Nga và Trung Quốc chủ trì.

Hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ năng lượng

Hệ thống kinh tế, chính trị, tài chính, tiền tệ và năng lượng đã hình thành ở phương Đông

>>BRICS mở rộng, chia đôi thế giới

Khi Mỹ và phương Tây muốn chứng minh cho thế giới thấy vai trò cầm trịch duy nhất của họ thông qua cuộc chiến tại Ukraine; chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương, thì Trung Quốc, Nga và rất nhiều đối tác giàu tiềm năng dần cho thấy điều ngược lại.

Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã phát triển nhanh chóng sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ. Bắc Kinh dường như đã rút kinh nghiệm từ Nga - làm gì để chống lại cấm vận khi Trung Quốc không đủ kiên nhẫn duy trì biện pháp chính trị, ngoại giao với Đài Loan.

Bắc Kinh và Moscow có thể trở nên ít sợ hãi hơn trong việc tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và phương Tây và có nhiều khả năng làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác của họ, đặc biệt nếu có thể củng cố quan hệ với các cường quốc tầm trung như Ấn Độ, Nam Phi, Saudi Arabia,…và các quốc gia không liên kết trên khắp thế giới.        

Mỹ và Phương Tây càng hô hào chính sách “cứng rắn” với Trung Quốc và Nga càng cho thấy sự ảnh hưởng của họ đang suy giảm. Cách đây 30 năm, 6 thành viên của nhóm G7 chiếm 50% GDP toàn cầu, hiện nay tụt xuống 40%. Mỹ không còn độc tôn về công nghệ điện toán, mạng máy tính, khám phá vũ trụ hay chinh phục đại dương.

Sức ép của Mỹ và phương Tây với đối thủ truyền kiếp càng làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Nga, Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu mỏ vốn rất bí bách vì bị trói chặt bởi đồng USD. Thêm nữa, các cường quốc mới nổi cũng không đánh giá quá cao khả năng Mỹ có thể duy trì vị trí số 1.

Ví dụ, đã xuất hiện dòng thương mại mới mẻ trực tiếp hai từ Nga đến châu Phi. Lương thực, năng lượng của Nga đổi lấy sự đồng thuận của “lục địa đen” với các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc. Hoặc, Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại các dự án năng lượng hoá thạch khắp Trung Đông.

Nhiệm vụ cô lập Trung Quốc khó khăn hơn với Mỹ, do tính trung tâm của nước này đối với nền kinh tế toàn cầu. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc lớn hơn gấp 9 lần so với Nga và được dự báo sẽ đóng góp trên 22% vào tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới. Ngoài ra, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 quốc gia.

>>Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraine

BRICS là tổ chức tiềm năng nhất hiện nay có thể cạnh tranh với phương Tây

BRICS là tổ chức tiềm năng nhất hiện nay có thể cạnh tranh với phương Tây

Mỹ và Phương Tây không còn “một mình một ngựa” trên bản đồ thế giới, tiếng nói phản đòn từ Nga và Trung Quốc và đối tác Trung Đông ngày một rõ ràng hơn. Saudi Arabia và OPEC phớt lờ yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về cắt giảm sản lượng dầu.

Ấn Độ tuy là quốc gia không liên kết, nhưng đã sẵn sàng tham gia các sáng kiến kinh tế, tài chính có lợi cho họ. Thậm chí, việc New Delhi cùng nhóm BRICS ra đồng tiền chung là trực tiếp thách thức quyền lực Mỹ.

Nga đang bị cắt đứt khỏi hệ thống tài chính, kinh tế, thương mại do phương Tây chủ trì. Nhưng chính tại trung tâm của phương Tây, sự phụ thuộc Nga không dễ dàng xóa bỏ. EU đang làm như vậy bằng cách mua dầu mỏ và khí đốt giảm giá từ các quốc gia đã từ chối trừng phạt Nga, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung

    05:00, 03/03/2023

  • Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraine

    Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraine

    05:15, 15/02/2022

  • Liệu có liên minh Nga - Trung?

    Liệu có liên minh Nga - Trung?

    04:40, 18/09/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc, Nga mạnh lên dưới sức ép của phương Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO